Đơn vị quản lý hệ thống tàu điện ngầm Hồng Kông phải đóng cửa một ga tàu quan trọng tại trung tâm đặc khu vào ngày 8.9 với lý do tình huống khẩn cấp.
Gần khu vực ga tàu là hàng nghìn người di chuyển đến trước lãnh sự quán Mỹ. Họ kêu gọi thông qua Dự luật về Dân chủ - Nhân quyền Hồng Kông.
Một sinh viên tốt nghiệp đại học Bách khoa Hồng Kông chia sẻ: “Chúng tôi không bán đứng đặc khu mà đang bảo vệ Luật cơ bản – văn kiện vốn cam kết trao cho chúng tôi dân chủ lẫn nhân quyền”.
Một người tham gia khác tên Kevin tỏ ý không hài lòng vì đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga chỉ đáp ứng 1 đòi hỏi rút bỏ dự luật dẫn độ. Ông hy vọng giới chức Mỹ thấy đợt tuần hành mới nhất và quyết định thông qua Dự luật về Dân chủ - Nhân quyền Hồng Kông.
Dự luật về Dân chủ - Nhân quyền Hồng Kôngyêu cầu chính quyền Washington đánh giá mức độ tự chủ của Hồng Kông định kỳ mỗi năm để xem xét liệu có nên tiếp tục duy trì cơ chế thương mại đặc biệt căn cứ theo Đạo luật Chính sách Mỹ - Hồng Kông 1992 hay không.
Thông qua Dự luật về Dân chủ - Nhân quyền Hồng Kôngsẽ tác động rất lớn đến chiến lược mà chính quyền Bắc Kinh áp dụng với Hồng Kông, vì mất cơ chế thương mại đặc biệt gây hại không nhỏ cho đầu tư vào đặc khu lẫn Trung Quốc đại lục.
“Với Dự luật về Dân chủ - Nhân quyền Hồng Kôngta có cơ hội gây áp lực lên chính quyền đương nhiệm nhằm bảo vệ những quyền lợi của chúng tôi. Chúng tôi tin phía Washington sẽ thúc đẩy dự luật như dự định”, theo ông Kevin.
Hoạt động tập trung trước lãnh sự quán Mỹ được miêu tả là đãdiễn ra ôn hòa.
Cẩm Bình (theo SCMP)