Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 7.6 dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ hạ giảm gần 1/3 xuống còn 2,9% trong năm 2022. WB đồng thời cảnh báo hành động quân sự của Nga tại Ukraine đã nhồi thêm tổn thất tiếp sau dịch COVID-19 và hiện nhiều quốc gia phải đối mặt với suy thoái kinh tế.

Ngân hàng Thế giới cảnh báo rủi ro lạm phát kèm suy thoái toàn cầu

Bảo Vĩnh | 08/06/2022, 09:45

Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 7.6 dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ hạ giảm gần 1/3 xuống còn 2,9% trong năm 2022. WB đồng thời cảnh báo hành động quân sự của Nga tại Ukraine đã nhồi thêm tổn thất tiếp sau dịch COVID-19 và hiện nhiều quốc gia phải đối mặt với suy thoái kinh tế.

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu, WB nêu cuộc chiến tại Ukraine đã càng khiến kinh tế toàn cầu giảm tốc và hiện có thể thành “một giai đoạn tăng trưởng yếu kéo dài và tăng lạm phát”, kèm thêm sự cảnh báo viễn cảnh này còn có thể trầm trọng hơn.

Tại một cuộc họp báo, Chủ tịch WB David Malpass nói sức tăng trưởng toàn cầu có thể giảm xuống mức 2,1% trong năm 2022 và xuống mức 1,5% vào năm 2023, khiến sức tăng trưởng bình quân tính trên đầu người gần như bằng 0, nếu rủi ro sụt giá trở thành hiện thực.

Ông Malpass nói tăng trưởng toàn cầu bị chậm bởi chiến tranh tại Ukraine, dây chuyền cung ứng bị gián đoạn và làm tăng nguy cơ lạm phát kèm suy thoái (một giai đoạn tăng trưởng yếu và lạm phát cao từng xảy ra trong những năm 1970).

Vị chủ tịch viết trong báo cáo: “Mối nguy lạm phát kèm suy thoái hiện đáng kể. Có thể sự tăng trưởng thấp sẽ kéo dài suốt thập niên này vì mức đầu tư yếu trên hầu như toàn thế giới. Với lạm phát hiện đang ở mức cao nhất trong nhiều thập niên ở nhiều quốc gia và nguồn cung dự kiến ​​tăng chậm lại, có nguy cơ lạm phát sẽ tiếp tục cao hơn trong thời gian dài”.

Ông Malpass nêu từ năm 2021 đến năm 2024, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc 2,7% điểm, tức nhiều gấp đôi so với mức giảm tốc từng xảy ra từ năm 1976 đến 1979.

Báo cáo cảnh báo rằng việc tăng lãi suất cần thiết để kiểm soát lạm phát vào cuối những năm 1970 đã quá mức đến độ gây ra cuộc suy thoái toàn cầu và một loạt các cuộc khủng hoảng tài chính ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển vào năm 1982.

Theo ông Ayhan Kose, một quan chức WB phụ trách lập báo cáo, có “một mối đe dọa thật sự” bằng việc thắt chặt các điều kiện tài chính nhanh hơn dự kiến, điều này ​​có thể đẩy một số quốc gia vào cuộc khủng hoảng nợ như những năm 1980.

Ông Malpass cho biết, để giảm thiểu rủi ro, các nhà hoạch định chính sách nên làm việc để điều phối viện trợ cho Ukraine, thúc đẩy sản xuất lương thực và năng lượng, đồng thời tránh các hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu có thể khiến giá dầu và giá lương thực tăng vọt.

Ông cũng kêu gọi nỗ lực đẩy mạnh xóa nợ, đồng thời cảnh báo rằng một số quốc gia có thu nhập trung bình tiềm ẩn nhiều rủi ro; tăng cường nỗ lực kiềm chế COVID; và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế dựa vào các nguồn năng lượng ít carbon.

Báo cáo của WB dự báo một mức hạ giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 5,7% trong năm 2021 xuống còn 2,9% trong năm 2022, tức hạ 1,2 điểm phần trăm so với mức dự báo hồi đầu năm nay. WB còn nói mức tăng trưởng có thể lởn vởn quanh mức trên trong các năm 2023 và 2024.

WB nhận định lạm phát toàn cầu có thể ở mức phải trong năm tới, nhưng cũng có thể vượt quá các mục tiêu ở nhiều nền kinh tế.

Sức tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển được dự báo giảm mạnh còn 2,6% trong năm 2022 và 2,2% trong năm 2023 sau khi đạt 5,1% trong năm 2021.

Sức tăng trưởng của Mỹ đã giảm còn 2,5% trong năm 2022, hạ so với 5,7% trong năm 2021, còn khu vực sử dụng đồng euro ghi nhận sức tăng trưởng còn 2, 5% trong năm 2022, so với 5,4% trong năm 2021.

Các thị trường mới nổi cùng các nước đang phát triển ghi nhận mức tăng trưởng chỉ 3,4% trong năm nay, hạ so với 6,6% trong năm 2021 và xuống cả dưới mức trung bình hàng năm 4,8% từng có trong giai đoạn 2011-2019.

Kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 4,3% trong năm 2022 sau khi đạt 8, 1% trong năm 2021. Kinh tế Ukraine được dự báo giảm những 45,1% trong khi kinh tế Nga giảm 8,9%.

Mức tăng trưởng được dự báo giảm đáng kể ở khu vực Mỹ Latinh và vùng biển Caribbean, chỉ đạt 2,5% trong năm 2022 và còn hạ xuống mức 1,9% trong năm 2023.

WB nêu khu vực Trung Đông và Bắc Phi hưởng lợi nhờ giá dầu tăng, mức tăng trưởng đạt 5,3% trong năm 2022 trước khi giảm còn 3,6% trong năm 2023, trong khi khu vực Nam Á sẽ có mức tăng trưởng 6,8% trong năm nay và 5,8% vào năm 2023.

Bài liên quan
Bà Merkel lần đầu lên tiếng về tình hình Ukraine: Đức chẳng có gì sai khi xích lại gần Nga
Trong cuộc phỏng vấn quan trọng đầu tiên kể từ khi rời chức vụ Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel đã lên tiếng bảo vệ di sản của mình đối với Ukraine hôm 7.6.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng Thế giới cảnh báo rủi ro lạm phát kèm suy thoái toàn cầu