Trong cuộc phỏng vấn quan trọng đầu tiên kể từ khi rời chức vụ Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel đã lên tiếng bảo vệ di sản của mình đối với Ukraine hôm 7.6.

Bà Merkel lần đầu lên tiếng về tình hình Ukraine: Đức chẳng có gì sai khi xích lại gần Nga

Anh Tú (dịch) | 08/06/2022, 07:36

Trong cuộc phỏng vấn quan trọng đầu tiên kể từ khi rời chức vụ Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel đã lên tiếng bảo vệ di sản của mình đối với Ukraine hôm 7.6.

Bà Merkel từ chối cáo lỗi về các chính sách của mình đối với Moscow, nhưng nhấn mạnh rằng không có lý do biện minh nào cho việc Nga tiến quân Ukraine.

merkel-2.jpg

"Đó là sự vi phạm khách quan đối với tất cả luật pháp quốc tế và mọi thứ cho phép chúng ta được sống trong hòa bình ở châu Âu. Nếu chúng ta bắt đầu quay ngược lại hàng thế kỷ và tranh cãi xem phần lãnh thổ nào nên thuộc về ai, thì chúng ta sẽ chỉ có chiến tranh. Đó không phải là một lựa chọn".

Merkel phản đối Ukraine gia nhập NATO

Bà Merkel bảo vệ sự phản đối của mình đối với việc Ukraine và Gruzia xin gia nhập NATO vào năm 2008. Vào thời điểm đó, NATO cam kết rằng hai nước sẽ gia nhập vào một thời điểm nào đó trong tương lai, nhưng từ chối kích hoạt "kế hoạch thành viên tạm thời" để họ tham gia liên minh trong vòng quá độ 5 năm đến 10 năm.

Vào tháng 4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ trích  bà Angela Merkel và cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, cho rằng động thái của họ rõ ràng là một "tính toán sai lầm" khiến Nga cảm thấy được khuyến khích.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 7.6, bà Merkel nói rằng nếu NATO cho họ (Ukraine) trở thành thành viên, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể đã gây ra "thiệt hại to lớn ở Ukraine". Thời điểm đó, Nga đã đưa quân vào Gruzia chưa đầy sáu tháng sau tuyên bố này ở Bucharest, kích động cuộc chiến tranh đầu tiên của châu Âu trong thế kỷ 21. Bà Merkel cũng trích dẫn các vấn đề tham nhũng có hệ thống ở Ukraine là lý do để ngăn cản tư cách thành viên của họ.

Bà Merkel phát biểu: "Tổng thống Zelensky đang dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, nhưng vào thời điểm đó, Ukraine thực sự là một quốc gia do giới tài phiệt cai trị, và vì vậy bạn không thể chỉ nói 'được rồi ngày mai chúng tôi sẽ đưa họ vào NATO'.

Bà nói: "Đó không phải là Ukraine mà chúng ta biết vào lúc này. Đó là một Ukraine rất rất rất chia rẽ về mặt chính trị. Đó không phải là một nền dân chủ ổn định. Và khi bạn chấp nhận một nước gia nhập NATO - và Kế hoạch Thành viên tạm thời là tiền đề rõ ràng cho điều đó - bạn phải biết rằng sau đó chúng tôi cần chuẩn bị để thực sự bảo vệ một quốc gia như vậy nếu có một cuộc tấn công".

"Thứ hai, tôi rất chắc chắn... rằng Putin sẽ không để điều đó xảy ra. Từ quan điểm của ông ấy, đó sẽ là một lời tuyên chiến".

Merkel về thỏa thuận Minsk

Bà Merkel cho biết thỏa thuận Minsk - thỏa thuận năm 2014 mà bà đã làm trung gian để xoa dịu xung đột giữa lực lượng chính phủ và phe ly khai do Nga hậu thuẫn - tuy không hoàn toàn hợp khẩu vị với người Ukraine, nhưng đã mang lại thời gian quan trọng cho Ukraine.

Bà nói: "Thỏa thuận này đã được EU khen ngợi, thông qua và hoan nghênh. Thỏa thuận này đã được đưa vào một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, vì vậy nó mang đặc điểm của luật pháp quốc tế".

"Vào thời điểm đó, nó mang lại sự bình yên cho Ukraine, ví dụ, rất nhiều thời gian, bảy năm, để phát triển thành như ngày nay."

Bà Merkel thừa nhận rằng đáng ra có thể phản ứng gay gắt hơn đối với việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014, nhưng các bước đi nghiêm túc đã được thực hiện. Bà trích dẫn việc Nga bị loại khỏi Nhóm các quốc gia công nghiệp hàng đầu (G8) và NATO đưa ra quy định rằng các thành viên chi 2% GDP cho quốc phòng.

Bà nói khi kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng, rõ ràng là Nga đang đi theo hướng xung đột. Và nước Nga đã kết thúc với cuộc đàm phán định dạng Normandy (giữa Đức, Pháp, Ukraine và Nga).

Trả lời câu hỏi về việc bản thân có thể làm được bao nhiêu để ngăn chặn leo thang với Nga, bà Merkel bày tỏ: "Tôi không tự trách mình vì đã không cố gắng đủ. Tôi đã cố gắng đủ nhiều. Thật là một nỗi buồn lớn khi tôi đã không thành công".

Merkel về lệnh trừng phạt của Mỹ và Nord Stream 2

Cựu thủ tướng Đức cũng đề cập ngắn gọn đến đường ống Nord Stream 2, hiện đang gây tranh cãi, phần lớn là để chỉ trích quyết định của Mỹ trừng phạt các thực thể vì họ tham gia vào dự án khí đốt.

merkel.jpg

"Về cơ bản, họ đã trừng phạt chúng tôi với tư cách là đồng minh vì có quan điểm chính trị khác biệt. Những gì chúng tôi biết được là Putin đã tấn công Ukraine ngay cả khi Nord Stream 2 chưa đi vào hoạt động. Vì vậy, ông ấy không chờ đợi, nhưng đây là một mục tiêu địa chính trị nhằm ngăn chặn một quốc gia (Ukraine) trước ngưỡng cửa của ông ấy chọn một mô hình khác, mà ông ấy mô tả là Chịu ảnh hưởng của phương Tây".

Bà nói rằng do Nga ở gần châu Âu, nên về mặt chính trị không thể không giao thương với nhau. Tuy nhiên, bà phủ nhận tin rằng bà nghĩ có thể lay chuyển nước Nga thông qua thương mại.

Chính phủ của bà Merkel đã bị chỉ trích vì đẩy Đức vào sự phụ thuộc đáng kể vào dầu khí của Nga. Việc xây dựng đường ống Nord Stream 2 kéo dài nhiều năm để chở nhiên liệu của Nga trực tiếp đến Đức đã chính thức hoàn thành và sẵn sàng đi vào hoạt động trước khi nó được Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz tạm đình chỉ vài ngày trước khi lực lượng Nga tiến hành chiến dịch quân sự hồi tháng 2.

Nhưng "chính sách xoa dịu Nga" của Đức kéo dài qua nhiều thập niên. Sự thay đổi lập trường rõ ràng nhất là dưới thời cựu Thủ tướng Willy Brandt, một người của đảng Dân chủ Xã hội, với sáng kiến "Ostpolitik" năm 1969 đã bị phe bảo thủ phản đối. Các chính phủ Tây Đức và nước Đức thống nhất sau này, bao gồm cả các chính phủ do bà Merkel đứng đầu, sau đó tiếp tục theo đuổi chính sách hợp tác mang tính xây dựng.

Theo Insider của Mỹ ngày 31.5, Đức đã “giảm hỗ trợ quân sự” cho Ukraine trong vài tuần qua, ngay cả khi Kiev liên tục tăng cường yêu cầu về các loại vũ khí hạng nặng hơn để chống lại Nga. Tờ báo này cho rằng, nghi vấn việc cắt giảm vũ khí được cho là diễn ra trước cuộc điện đàm ngày 28.5, trong đó Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo Thủ tướng Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng việc gửi thêm vũ khí tới Kyiv sẽ gây ra “thêm bất ổn”. Đáp lại, ông Scholz và Macron đề nghị nhà lãnh đạo Nga tổ chức đàm phán "nghiêm túc" với Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky.

Theo Die Welt, ông Scholz không chỉ từ chối gửi xe tăng và xe bọc thép của Đức mà còn “hầu như không cung cấp bất kỳ loại vũ khí hạng nhẹ nào đáng nói”. Khi được tờ báo này đề nghị đưa ra bình luận, Bộ Quốc phòng Đức cho biết họ không thể cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này vì “thông tin về các đợt giao vũ khí cụ thể liên quan đến an ninh và được bảo mật”.

Đến 1.6, Đức cho biết họ sẽ cung cấp cho Ukraine các hệ thống radar và tên lửa phòng không hiện đại

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bà Merkel lần đầu lên tiếng về tình hình Ukraine: Đức chẳng có gì sai khi xích lại gần Nga