Nga đang tiến hành một hợp đồng bí mật bán vũ khí gồm 46 máy bay chiến đấu MiG-29 để cứu nhà sản xuất máy bay MiG. Tuy nhiên theo báo Moscow Times, điều kỳ lạ là đến nay vẫn chưa biết ai là người mua.

Nga bí mật bán 46 máy bay chiến đấu MiG-29

Trung Trực | 24/07/2016, 17:20

Nga đang tiến hành một hợp đồng bí mật bán vũ khí gồm 46 máy bay chiến đấu MiG-29 để cứu nhà sản xuất máy bay MiG. Tuy nhiên theo báo Moscow Times, điều kỳ lạ là đến nay vẫn chưa biết ai là người mua.

Sau nhiều năm yếu kém, chạy sau các đối thủ trong và nước ngoài, MiG đã nhận được phao cứu sinh. Công ty này đang chế tạo46 máy baychiến đấu MiG-29M mới theo một hợp đồng trị giá ít nhất 2 tỉ USD.

Tuy nhiên,sau những thông tin xuất hiện trên giới truyền thông Nga năm qua, nay vẫn chưa có thông báo chính thức xác nhậnMiG chế tạo46 máy bay để bán cho ai.

Chỉ có một báo cáo của một công ty cung cấp linh kiện cho MiG xác nhận đơn đặt hàng là có thật. Tài liệu nêu hợp đồngmua 92 động cơ để ráp cho máy bayMiG-29. Mỗi máy bay có2 động cơ, vậyhợp đồng này tương ứng vớithông tin vềhợp đồngđóng 46 chiếc MiG-29.

Nhiều nước đặthàng

Theo báoMoscow Times ngày 20.7, Ai Cập có thểlà ứng viên hàng đầu mua 46 chiếc MiG-29.

Tin đồn này càng đáng tin cậy hơntừ cáctuyên bố bí ẩn của các quan chức ngành công nghiệp quốc phòng Nga tại các cuộc triển lãm vàhọp báo trong năm qua.

Thông tin chính thức của họ là số MiG này đang đến Bắc Phi nhưng không thể nêu tên chính thức nước nào mua.

Hồi tháng 5.2015, báo Vedomosti (Nga) đưa tin số MiG-29 ấy sẽ được chuyểnđến Ai Cập theo hợp đồng vũ khí trị giá 3,5 tỉ USD do Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ai Cập Abdel el-Sisi ký hồi tháng 4.2015.Bất kỳ hợp đồng nào với Ai Cập đều tốt về ý nghĩa địachính trị.

Moscow đang củng cố vai trò đối tác và nhà cung cấp vũ khí cho chính phủ củaTổng thống Sisi. Moscow đangtranh thủ khoảng trống do Mỹ để lại từ lúc Mỹ tự cách ly với Ai Cập sau khi ông Sisi nắm quyền hồi năm 2014.

Ai Cập theo đuổi chính sách đa dạng hóa nguồn vũ khí nhập khẩu. Nước này duy trì lực lượng không quân bằng máy bay Nga, Mỹ và Pháp.

Gần đây, Mỹ phần nào phục hồi quan hệ quốc phòng với Ai Cập và đãgiao khoảng chục máy baychiến đấu F-16.

Năm ngoái, Pháp cũng bắt đầu giao máy bay mới cho Ai Cập trong khi số MiG cũ của Ai Cập đang chờ được thay thế.

Nga hưởng lợi lớn từ việc Mỹ giảm kết giao với Ai Cập. Khi Pháp đồng ý bán hai tàu sân bay trực thăng lớp Mistral (đóng cho hải quân Nga, sau đó hợp đồng bị hủy)cho Ai Cập, Moscow nhanh chóng đạt được các hợp đồng bán máy baytrực thăng phục vụ trên các tàu này.Ai Cập cũng đã tỏ ý quan tâm mua nhiều loại vũ khí Nga.

Nhưng xem ra Ai Cập không phải là ứng viên duy nhất mua MIG-29 mới. Nga cũng đãchào hàng với Iran vốn sử dụng máy bay thời 1970 của Liên Xô và Mỹ.

Iran có thể là khách hàng mua MiG-29, nhưng trong thỏa thuận hạt nhân, trong 5 năm tới, Hội đồng Bảo an LHQ có thể phủ quyết các hợp đồng bán vũ khí tấn công cho Iran. Điều nàycó thể gây phức tạp cho thương vụgiữa Nga vớiIran.

Trên lý thuyết, 46 chiếc MiG này có thể đến Syria, nhưng hiện chưa rõ chính phủ củaTổng thống Bashar al-Assad có thể mua chúng hay không vì Syria đang trong nội chiến.

Ấn Độ thường mua máy bay Nga nhưng chỉ đặt hàng mua Sukhoi trong khi MiG đã thua một quả thầu lớn bán máy baychiến đấu cho Ấn Độ.

Trung Quốc cũng mua phần cứng do Nga sản xuất vàxem ra không cần các kiểu máy baychiến đấu đa năng hạng nhẹ như MiG-29.

Hợp đồng lớn quátốt cho MiG

Nếu MiG-29 mới được bán cho Ai Cập, đó sẽlà chiến thắng cho tham vọng của Tổng thốngPutin: Tái lập vai trò của Nga trênthị trường vũ khí Trung Đông.

Doanh số vũ khí Nga bán cho Ai Cập năm 2015 rất thấp, giảm từ 75 triệu USD hồi năm 2014 xuống còn 30 triệu USD trong năm 2015, theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI).

Cùng năm ấy, vũ khí Mỹ xuất khẩu tăng từ 190 triệu USD lên 585 triệu USD.

Vì những hợp đồng vũ khí thường trải dài nhiều năm, vẫn còn chờ xem hợp đồng quân sự trị giá 3,5 tỉ USD do các ông Putin - Sisi ký năm ngoái sẽ tác động thế nào đến các con số thống kê nêu trên.

Vadim Kozyulin, một chuyên gia về muabán vũ khí ở Trung tâm Pir (Moscow) nói Nga sẽ khó vượt qua Mỹ để trở thành nhà cung cấp vũ khí chủ đạo của Ai Cập.

Tuy nhiên, sự phục hồi hợp tác quân sự Nga - Ai Cập sẽ khiến hai nước này thân cận hơn, không chỉ trong việc muabán phần cứng quân sự mà còn liên quan đến giáo dục-huấn luyện cho quân đội Ai Cập, cung cấp phụ tùng, nâng cấp và hiện đại hóa phương tiện trong tương lai.

Trong khi ngành công nghiệp quốc phòng Nga có thể hưởng lợi trọn vẹn từ mốikết thân với Ai Cập, hợp đồng 49 chiếc MiG-29 là sức sống cho nhà sản xuất MiG.

Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, MiG thua sút trong khi Sukhoi gặt được nhiều thành công.Từ năm 1991, Sukhoi đã xuất khẩu 252 máy baychiến đấu, kiếm được 15, 4 tỉ USD, theo dữ liệu của Công ty tư vấn IHS hồi năm 2015.

Để so sánh, MiG chỉ xuất khẩu 185 máy bay, thu khoản lời 8,6 tỉ USD.

Sukhoi hưởng nhiều lợi thế hơn MiG vì máy bay chiếnđấu Sukhoi thường lớn hơn, thích ứng hơn với nhiều vai trò chiến đấu khác nhau.

Còn có cả chuyện tiếng tăm. Trong quá khứ, MiG vất vả thực hiện các hợp đồng lớn, bị Algeria đòi bồi thường hợp đồng mua MiG-29 trị giá 1,28 tỉ USD hồi năm 2008 do Algeria lo ngại về chất lượng. Thay vào đó, Algeria chuyển sangmua máy baychiến đấu Su-30 của Sukhoi.

Từ việc Nga xuất khẩu vũ khí đạt từ 14 đến 15 tỉ USD/năm, một hợp đồng bán MiG trị giá 2 tỉ USD cho kếhoạch sản xuất từ năm 2016 đến 2018 làthành tích lớn cho Nga.

46 máy baychiến đấu là một hợp đồng vũ khí lớn và là một hợp đồng mà công ty MiG rất cần.20 năm qua, họ đãmất nhiều hợp đồng lớn vào tay các đối thủ cạnh tranh ở Nga và nước ngoài.

MiG cũng đang chật vật bám theo cuộc cạnh tranh vàcòn không thể thực hiện các hợp đồng đã ký với những khách hàng lớn của Nga nhưẤn Độ.

Yury Barmin, chuyên gia về chính sách đối ngoại của Nga, nhận xét về chuyệnNga không chính thức công bố hợp đồng: "Khi bạn tuyên bố một hợp đồng và có chuyện gì đó không hay xảy ra thì tổn thất rất lớn từ việc một nhà sản xuất mất uy tín”.

Trung Trực (theo Moscow Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
một giờ trước Thị trường và chính sách
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga bí mật bán 46 máy bay chiến đấu MiG-29