Trả lời báo The Washington Post (Mỹ) ngày 21.7, có vẻ như nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn lần đầu tiên từ chối chấp nhận “Đồng thuận 1992” và ủng hộ tư tưởng “Đài độc” (độc lập cho Đài Loan).

Xôn xao tin bà Thái Anh Văn từ chối chấp nhận 'Đồng thuận 1992'

Cẩm Bình | 24/07/2016, 06:31

Trả lời báo The Washington Post (Mỹ) ngày 21.7, có vẻ như nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn lần đầu tiên từ chối chấp nhận “Đồng thuận 1992” và ủng hộ tư tưởng “Đài độc” (độc lập cho Đài Loan).

Theo trang tin Sina (Trung Quốc), mặc cho phía chính quyền Bắc Kinh nhiều lần tỏ ý dò hỏi, từ khi chính thức giữ chức lãnh đạo Đài Loan vào ngày 20.5, bà Thái Anh Văn chưa tỏ rõ thái độ đối với “Đồng thuận 1992”, không lên tiếng chấp nhận cũng không tỏ ý phản đối.

“Đồng thuận 1992” là kết quả một phiênhọp vào tháng 11.1992 tại Hồng Kông giữa đại diện Trung Quốc đại lục và Đài Loan, đề cập đến một nguyên tắc quan trọng nhất là “nguyên tắc một Trung Quốc”.

Mặc dù hai bên có cách diễn giải khác nhau về nguyên tắc này nhưng đây là nền tảng quan trọng cho quan hệ hai bờ trong nhiều năm qua.

Cuộc phỏng vấn của báoThe Washington Post

Ngày 21.7, bà Thái Anh Văn đã tiếp nhận phỏng vấn từ nhà báo Lally Weymouth của báo MỹTheWashington Post.

Đây là lần đầu tiên bà Thái sau khi nhậm chức lãnh đạo trả lời phỏng vấn của truyền thông.

Bài phỏng vấn xoay quanh quan hệ hai bờ về chính trị lẫn kinh tế, việc Đài Loan mua một số thiết bị quân sự trang bị cho hải quân và lực lượng an ninh mạng, cácthách thức bà Thái gặp phải khi trở thành nhàlãnh đạo nữ đầu tiên của Đài Loan.

Trong bài phỏng vấn, bà Thái mong rằng phía đại lục mềm dẻo hơn trong việc xử lý quan hệ hai bờ đồng thời phải nhận thức rõ ràng Đài Loan là một xã hội dân chủ, do đó phải nghe ý kiến của dân.

Việc “Đài Loan là một nền dân chủ” được bà nhắc lại rất nhiều lần trong bài phỏng vấn.

Nhà báo Weymouth đề cập đến việc một số học giả đánh giá Trung Quốc đại lục chỉ cho bà Thái một thời gian nhất định để chính phủ của bà Thái chấp nhận “Đồng thuận 1992”, vậy bà đối với ý kiến này có cảm nghĩ gì.

BàThái trả lời:“Khả năng Đài Loan chống lại ý dân, chấp nhận hạn định mà đại lục đưa ra không lớn”.

Ngoài ra, khi được hỏi về việc phía đại lục lấy lý do Đài Loan không công nhận “Đồng thuận 1992” vàcắt đứt các cơ chế liên lạc chính thức giữa hai bờ, bà Thái cho biết giữa hai bên có nhiều kênh liên lạc ở nhiều cấp độ khác nhau và thông qua các kênh này cả hai sẽ dần xây dựng sựtin tưởng lẫn nhau.

Trung Quốc cáo buộc bà Thái từ chối chấp nhận “Đồng thuận 1992”

Sau khi bài phỏng vấn bà Thái được đăng trên báoThe Washington Post, vào ngày 22.7, ông Mã Hiểu Quang, người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Đài Loan (Bắc Kinh) tuyên bốquan hệ hai bờ phát triển hòa bình là ý nguyện của nhân dân hai bờ, và chỉ khi nền tảng chính trị là “Đồng thuận 1992” tiếp tục được tuân thủ thì mới có thể thực hiện được ý nguyện này.

Ông Mã khẳng định các cơ chế liên lạc chính thức giữa hai bờ được thành lập trên cơ sở“Đồng thuận 1992” nên chỉ khi đồng thuận này được công nhận thì các cơ chế này mới tiếp tục hoạt động.

Phía các học giả Trung Quốc đã lên tiếng đánh giá bà Thái thông qua bài phỏng vấn đã từ chối công nhận “Đồng thuận 1992”.

Theo giáo sư Trương Văn Sinh thuộc Viện nghiên cứu Đài Loan (Đại họcHạ Môn), khác với thái độ mơ hồ trước đây, bài phỏng vấn là lần đầu tiên bà Thái thể hiện rõ rằng bà không chấp nhận “Đồng thuận 1992” và bà ủng hộ tư tưởng “Đài độc” (độc lập cho Đài Loan).

Giáo sư Trương Á Trung thuộc khoa Chính trị Đại họcĐài Loan đánh giá bà Thái không thể nào chấp nhận “Đồng thuận 1992”. Điều này đã được thể hiện rõ qua việc bà mượn “ý dân” để từ chối.

Đài Loan phủ nhận

Đối với việc có phải bà Thái đã thể hiện rõ thái độ của mình, ông Huỳnh Trọng Ngạn, người phát ngôn chính quyềnĐài Loan vào tối ngày 22.7 đã lên tiếng giải thích.

Ông Ngạncho biết đó chỉ là câu trả lời nhằm đối phó với câu hỏi của nhà báo chứ không có ý bày tỏ bất cứ thái độ nào về việc chấp nhận hay không chấp nhận “Đồng thuận 1992” cả.

Chính phủ Đài Loan cho biếtbà Thái không từ chốichấp nhận “Đồng thuận 1992” - Ảnh: taipeitimes.com

Cẩm Bình
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xôn xao tin bà Thái Anh Văn từ chối chấp nhận 'Đồng thuận 1992'