Trung Quốc và Mỹ đã đồng ý giảm bớt các hạn chế đối với các nhân viên truyền thông của nhau trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên đã dịu bớt.

Mỹ - Trung hạ nhiệt căng thẳng trên mặt trận báo chí

Anh Tú | 17/11/2021, 14:44

Trung Quốc và Mỹ đã đồng ý giảm bớt các hạn chế đối với các nhân viên truyền thông của nhau trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên đã dịu bớt.

Tờ China Daily hôm nay 17.11 cho biết thỏa thuận đã đạt được từ trước thềm hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần một năm cho các nhân viên truyền thông Trung Quốc và sẽ ngay lập tức bắt đầu một quy trình để giải quyết các vấn đề về “thời hạn của tình trạng”. Trung Quốc sẽ đáp lại bằng cách đối xử bình đẳng với các nhà báo Mỹ ngay khi các chính sách của Washington có hiệu lực. Đồng thời, cả hai bên sẽ cấp thị thực truyền thông cho những người nộp đơn mới "dựa trên các luật và quy định liên quan.

Trong một tuyên bố với hãng tin AP vào cuối ngày 16.11, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Trung Quốc đã cam kết cấp thị thực cho một nhóm phóng viên Mỹ "với điều kiện họ đủ đáp ứng tất cả các luật và quy định hiện hành".

Bộ ngoại giao Mỹ cũng cho biết “sẽ tiếp tục cấp thị thực cho các nhà báo (Trung Quốc), những người đủ điều kiện xin thị thực theo luật của Mỹ”.

Trung Quốc cũng cam kết tăng thời hạn thị thực truyền thông cho các phóng viên Mỹ vốn chỉ có hiệu lực từ 90 ngày lên một năm.

“Trên cơ sở có đi có lại, chúng tôi cam kết cũng sẽ tăng hiệu lực của thị thực Mỹ cấp cho các nhà báo của CHND Trung Hoa lên một năm” tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi đáp.

Tuyên bố cả 2 bên không được đề cập đến điều kiện báo chí ở đặc khu Hồng Kông, nơi cả truyền thông địa phương và quốc tế đang phải chịu áp lực ngày càng tăng. Tờ The Economist tuần trước cho biết Hong Kong đã từ chối gia hạn visa cho phóng viên Sue-Lin Wong và nhà chức trách chưa giải thích về việc từ chối.

Giới hạn đối với nhân viên truyền thông đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước trong hơn một năm sau khi Mỹ cắt giảm 20 thị thực cấp cho nhân viên truyền thông nhà nước Trung Quốc và yêu cầu những người còn lại đăng ký làm đặc vụ nước ngoài, cùng các thay đổi khác.

Trung Quốc sau đó đã trả đũa bằng cách trục xuất các nhà báo làm việc cho các cơ quan truyền thông của Mỹ và hạn chế nghiêm ngặt các điều kiện đối với những người tiếp tục làm việc tại nước này.

China Daily cho biết Thỏa thuận mới “là kết quả của hơn một năm đàm phán khó khăn về cách đối xử với các phương tiện truyền thông ở cả hai nước”.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ “vẫn tham vấn chặt chẽ với các cơ sở bị ảnh hưởng, cũng như các cơ sở khác đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự do các quyết định của chính phủ CHND Trung Hoa”, đồng thời bày tỏ vui mừng khi các phóng viên của họ sẽ có thể trở lại CHND Trung Hoa để tiếp tục công việc. “Chúng tôi hoan nghênh sự tiến bộ này nhưng xem nó chỉ đơn giản là những bước khởi đầu", Bộ Ngoại giao Mỹ nêu và cho biết “sẽ tiếp tục làm việc để mở rộng khả năng tiếp cận và tạo điều kiện tốt hơn cho truyền thông Mỹ và nước ngoài tại Trung Quốc”. Phía Mỹ cho rằng phóng viên phương Tây tại Trung Quốc phải đối mặt với những trở ngại đáng kể từ việc cảnh sát yêu cầu thẩm vấn, ngăn cản tác nghiệp, thậm chí chịu các mối đe dọa cá nhân và cả các vụ kiện.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói với AP: “Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động cho tự do truyền thông như một sự phản ánh các giá trị dân chủ của chúng tôi”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ - Trung hạ nhiệt căng thẳng trên mặt trận báo chí