Tổng thống Joe Biden làm dấy lên sự bối rối về cách tiếp cận của chính quyền ông với Đài Loan vài giờ sau cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình, đưa ra một thử nghiệm sớm về việc liệu hai nước có thể vượt qua vấn đề sau hội đàm hay không.

Thực hư chuyện ông Biden tuyên bố 'Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập'?

Sơn Vân | 17/11/2021, 11:10

Tổng thống Joe Biden làm dấy lên sự bối rối về cách tiếp cận của chính quyền ông với Đài Loan vài giờ sau cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình, đưa ra một thử nghiệm sớm về việc liệu hai nước có thể vượt qua vấn đề sau hội đàm hay không.

Phát biểu với các phóng viên tại bang New Hampshire (Mỹ) hôm 16.11, Tổng thống Biden cho biết Đài Loan "tự quyết định" và hòn đảo tự trị là "độc lập".

Vài giờ sau, ông Biden quay lại vấn đề, nói rằng "chúng tôi không khuyến khích độc lập" và nhấn mạnh lại rằng chính sách lịch sử của Mỹ với nền dân chủ ở Đài Loan vẫn được duy trì.

"Chúng tôi sẽ không thay đổi chính sách của mình. Chúng tôi khuyến khích họ làm chính xác những gì Đạo luật Đài Loan yêu cầu", ông Biden nói thêm, một tham chiếu rõ ràng về Đạo luật Quan hệ Đài Loan điều chỉnh chính sách của Mỹ.

"Đó là những gì chúng tôi đang làm. Hãy để Đài Loan quyết định. Hãy để họ quyết định", Tổng thống Mỹ nói thêm.

Lựa chọn từ ngữ của ông Biden có khả năng làm dấy lên sự báo động ở Trung Quốc, vốn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và đã đe dọa sẽ đánh chiếm nếu đảo này tìm kiếm độc lập.

thuc-hu-chuyen-ong-biden-tuyen-bo-khong-ung-ho-dai-loan-doc-lap.jpg
Đây không phải là lần đầu tiên những bình luận về Đài Loan của Tổng thống Joe Biden gây ra sự nhầm lẫn

Tổng thống Biden trước đó đảm bảo với ông Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm rằng ông ủng hộ chính sách "một Trung Quốc" và không thay đổi chiến lược của Mỹ, theo một tuyên bố từ Nhà Trắng.

Chính sách ngoại giao tinh tế xung quanh mối quan hệ Mỹ - Đài Loan - Trung Quốc tương tự như sự điều chỉnh của mối quan hệ giữa Israel và Palestine.

Trong nhiều thập kỷ, chính sách của Mỹ đã được dẫn dắt bởi một loạt các thỏa thuận ngoại giao bao gồm Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979 và các hiệp định khác tạo nền tảng cho mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc.

Là một phần trong chính sách “một Trung Quốc” của Mỹ, Washington coi Bắc Kinh là "chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc" mà không làm rõ lập trường của họ về chủ quyền Đài Loan.

Việc ủng hộ nền độc lập của Đài Loan sẽ mâu thuẫn với những thỏa thuận đó, dù chính sách từ Mỹ cho phép bán vũ khí cho đảo này để tăng cường khả năng tự vệ của nó.

Một số phe cánh hữu đã ca ngợi ông Biden vì thẳng thắn hơn về sự hỗ trợ của Mỹ với Đài Loan, nhưng những bình luận qua lại khiến khó phân biệt liệu có chiến lược cụ thể không, hay liệu cuộc tranh cãi bắt nguồn từ thông tin sai lệch.

Tổng thống Biden hôm 16.11 nói với ông Tập Cận Bình rằng Mỹ phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào "nhằm thay đổi hiện trạng hoặc phá hoại hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan" - các bình luận nhắm vào Trung Quốc sau khi nước này tăng cường các chuyến bay quân sự vào vùng nhận dạng phòng không của đảo này thời gian gần đây.

Tổng thống Biden cũng nhắc Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm thượng đỉnh rằng ông đã bỏ phiếu với tư cách là thượng nghị sĩ để ủng hộ quyền tự vệ của Đài Loan khi hai người thảo luận về đảo này, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ - Jake Sullivan nói hôm 16.11.

Hai nhà lãnh đạo đã dành nhiều thời gian cho vấn đề Đài Loan”, ông Jake Sullivan nói tại một sự kiện của Viện Brookings hôm 16.11.

Các bài viết từ Trung Quốc về cuộc họp hôm 16.11 cho biết Tổng thống Biden phản đối sự độc lập của Đài Loan và nói rằng ông Tập Cận Bình đã cảnh báo rằng những người chơi với lửa xung quanh Đài Loan "chắc chắn sẽ tự thiêu".

Cơ quan ngoại giao Đài Loan cáo buộc Trung Quốc "cố tình" hiểu sai các tuyên bố của ông Biden.

Đây không phải là lần đầu tiên những bình luận về Đài Loan của ông Biden gây ra sự nhầm lẫn. Tổng thống Biden nói trong một tòa thị chính của CNN vào tháng trước rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu hiện trạng đảo bị thay đổi đơn phương, dù Mỹ không bao giờ nói liệu họ có sử dụng quân đội trong trường hợp Đài Loan bị Trung Quốc tấn công không.

Vài giờ sau, Nhà Trắng cho biết ông Biden chỉ nhắc lại chính sách lâu đời và vẫn không thay đổi. Chưa rõ các bình luận của Tổng thống Biden sẽ được tiếp nhận như thế nào ở Trung Quốc.

Các quan chức Mỹ nói cuộc thảo luận kéo dài 3 giờ 30 phút giữa ông Biden với Tập Cận Bình vào 16.11 diễn ra thẳng thắn và tôn trọng.

"Đó là một cuộc họp tốt. Chúng tôi có rất nhiều thông tin theo dõi, thành lập bốn nhóm. Chúng tôi sẽ tập hợp mọi người lại với nhau về nhiều vấn đề. Tôi sẽ có nhiều thông tin hơn để thông cáo với bạn trong hai tuần tới", ông Biden nói.

Như dự đoán, cuộc nói chuyện giữa ông Biden và Tập Cận Bình chủ yếu nhằm mục đích thiết lập các quy tắc giao kết giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong nỗ lực tránh xung đột quân sự hoặc thiệt hại kinh tế ngoài ý muốn.

Ông Jake Sullivan nói hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về cách hai nước "có thể làm việc cùng nhau để đảm bảo cung cấp năng lượng toàn cầu và biến động giá cả không ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu".

"Hai nhà lãnh đạo đã giao nhiệm vụ cho các nhóm của họ khẩn trương phối hợp về vấn đề này", ông Jake Sullivan nói.

Bài liên quan
Mỹ thời Biden tăng cường hiện diện ở Biển Đông thách thức Trung Quốc
Theo một nghiên cứu quân sự, Mỹ đã tăng cường các hoạt động quân sự ở Biển Đông trong năm nay.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thực hư chuyện ông Biden tuyên bố 'Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập'?