Bên trong phòng khám Mamprobi ở Accra (thủ đô Ghana) thật ồn ào khi những đứa trẻ trèo lên người mẹ trong khi chờ tiêm vắc xin sởi. Bên ngoài, một khu vực dành riêng cho tiêm vắc xin COVID-19 trống không. Một nhân viên y tế dựa lưng vào ghế và lướt máy tính bảng.

Lúc cần thì không có vắc xin COVID-19, nhiều người châu Phi giờ không chịu tiêm dù dư nguồn cung

Sơn Vân | 19/05/2022, 06:10

Bên trong phòng khám Mamprobi ở Accra (thủ đô Ghana) thật ồn ào khi những đứa trẻ trèo lên người mẹ trong khi chờ tiêm vắc xin sởi. Bên ngoài, một khu vực dành riêng cho tiêm vắc xin COVID-19 trống không. Một nhân viên y tế dựa lưng vào ghế và lướt máy tính bảng.

luc-can-thi-khong-co-vac-xin-covid-19-nhieu-nguoi-chau-phi-gio-khong-chiu-tiem.jpg
Nhân viên y tế ngồi sau bàn trong một phòng khám ở thị trấn Adukrom, Ghana - Ảnh: Reuters

Một người phụ nữ đang chờ tiêm vắc xin cho con gái, đã nhận thức được rất rõ sự nguy hiểm của bệnh sởi: Sốt cao, phát ban, nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực. Còn COVID-19? Cô chưa nghe nói về một trường hợp nào.

Nhiều người nhận thức rằng COVID-19 không gây ra mối đe dọa đáng kể phổ biến ở Accra và các nơi khác tại châu Phi, nơi mà dân số trẻ tuổi từng gánh chịu một phần nhỏ thương vong. Trong khi dịch COVID-19 từng hoành hành trong dân số cao tuổi ở những nơi khác như châu Âu và Mỹ, đã thúc đẩy việc tiêm vắc xin COVID-19.

Nana Kwaku Addo (28 tuổi, công nhân xây dựng ở Accra) cho biết: “Tôi nghe nhiều người nói rằng tiêm vắc xin COVID-19 là lẽ thường tình, nhưng quốc gia khác đã sử dụng nó và người dân vẫn bị phong tỏa".

Chỉ 17% trong số 1,3 tỉ dân châu Phi được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ so với trên 70% ở một số quốc gia. Nguyên nhân một phần là do các nước giàu hơn đã tích trữ vắc xin COVID-19 vào năm ngoái, khi nhu cầu toàn cầu lớn nhất, trước sự thất vọng của các quốc gia châu Phi đang khao khát nguồn cung quốc tế.

Giờ đây, khi các liều vắc xin đã đến lục địa này nhưng tỷ lệ tiêm chủng đang giảm xuống. Dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy số lượng mũi tiêm vắc xin COVID-19 ở châu Phi đã giảm 35% trong tháng 3.2022, so với mức tăng 23% trong tháng 2. Nhiều người bây giờ đã bớt sợ hãi hơn trước COVID-19 và thông tin sai lệch về vắc xin lại trở nên phổ biến.

Christina Odei, trưởng nhóm COVID-19 tại phòng khám Mamprobi, cho biết: “Nếu chúng tôi có vắc xin sớm hơn thì điều này sẽ không xảy ra thường xuyên như vậy. Ban đầu mọi người đều thực sự muốn nó, nhưng chúng tôi không có vắc xin".

Điều đó khiến các chuyên gia y tế công cộng lo ngại, nói rằng việc để một lượng lớn dân số như vậy không tiêm vắc xin COVID-19 sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến thể mới trên lục địa đen, trước khi lan sang các khu vực như châu Âu và Mỹ khi các chính phủ ở đó bỏ quy định đeo khẩu trang và hạn chế đi lại.

Trong dấu hiệu của nguy cơ có thể xảy ra, số ca nhiễm BA.4 và BA.5, hai biến thể phụ của Omicron, đã tăng lên những tuần gần đây ở Nam Phi, quốc gia châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19, khiến các quan chức cảnh báo về làn sóng dịch thứ năm.

Để thúc đẩy sự tiếp nhận vắc xin COVID-19, một số quốc gia châu Phi đang tập trung vào các đội tiêm chủng lưu động, trong đó các nhóm đến thăm cộng đồng và tiêm tại chỗ.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Phi không đủ khả năng mua phương tiện, nhiên liệu, hộp lạnh và tiền lương cần thiết cho chiến dịch quốc gia. Trong khi đó, nguồn tài trợ đến chậm.

Rahab Mwaniki, điều phối viên châu Phi của nhóm vận động Liên minh Vắc xin Nhân dân, nói đòi người châu Phi tiêm vắc xin COVID-19 để giúp bảo vệ những người khác trên thế giới một "yêu cầu lớn".

"Nhiều người nói: ‘Bạn đã không giúp chúng tôi’. Họ cảm thấy như phương Tây chưa bao giờ thực sự hỗ trợ họ",Rahab Mwaniki nói thêm, song nhấn mạnh rằng người châu Phi vẫn nên tiêm phòng COVID-19 để bảo vệ bản thân và những người khác khỏi các biến thể mới.

COVID-19 gây chết người không phải mối quan tâm cấp bách nhất

Nhiều nước châu Phi từ lâu đã quen với những căn bệnh chết người. Hàng triệu người bị bệnh mỗi năm vì bệnh lao. Bệnh sốt rét giết chết hàng trăm nghìn người hàng năm, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Ebola bùng phát định kỳ ở Cộng hòa Dân chủ Congo.

Tây Phi đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất do xung đột, hạn hán và tác động của cuộc chiến ở Ukraine lên giá lương thực.

Với nhiều người, COVID-19 có nguy cơ gây bệnh nặng và tử vong cho người cao tuổi không phải là mối quan tâm cấp bách nhất. Độ tuổi trung bình ở châu Phi là 20, thấp nhất so với tất cả các khu vực và chỉ bằng khoảng một nửa so với châu Âu (43) và Bắc Mỹ (39), theo phân tích từ Trung tâm nghiên cứu Pew về dữ liệu của Liên Hợp Quốc.

"Hãy để tôi hỏi bạn một câu. COVID-19 có phải là vấn đề lớn nhất ở Ghana lúc này không? Bạn nghĩ rằng đó là vấn đề lớn hơn cả lạm phát?", Mawule (một doanh nhân ở Accra) nói.

Hiện châu Phi có nhiều liều vắc xin COVID-19, song các điểm tiêm chủng trống vắng, hàng triệu lọ chưa sử dụng đang chất thành đống và một trong những nhà sản xuất vắc xin COVID-19 đầu tiên của lục địa đen vẫn đang chờ đơn đặt hàng.

Tại phòng khám Mamprobi, các nhân viên y tế mặc áo vest màu vàng tươi phải dùng đến các biện pháp chủ động. Họ đi ngang qua các quầy hàng và cửa hàng trong khu chợ sầm uất trong khu vực. Mỗi người đeo một chiếc hộp lạnh trên vai có chứa các mũi vắc xin COVID-19, hỏi những người mua hàng xem họ có muốn tiêm không.

Sau một giờ vất vả dưới ánh nắng mặt trời, nhóm này chỉ tiêm được 4 liều vắc xin COVID-19.

luc-can-thi-khong-co-vac-xin-covid-19-nhieu-nguoi-chau-phi-gio-khong-chiu-tiem2.jpg
Abraham Quaye (24 tuổi) nắm lấy cánh tay sau khi được tiêm vắc xin COVID-19, trong chiến dịch tiêm chủng lưu động ở Accra, Ghana - Ảnh: Reuters

Cần tiền để chống lại những tin đồn thất thiệt

Để tăng cường sự hấp thu, các quốc gia bao gồm Ghana, Gambia, Sierra Leone và Kenya đang tập trung vào các chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 lưu động đến thăm các cộng đồng. Thế nhưng, nguồn tài chính đang căng thẳng.

Thông tin sai lệch rất khó để phản đối ở một lục địa mà các công ty dược phẩm lớn trong quá khứ thực hiện các thử nghiệm lâm sàng đáng ngờ dẫn đến tử vong. Các nhân viên y tế nói rằng họ cần tiền để chống lại những tin đồn thất thiệt.

Theo Ngân hàng Thế giới, Ghana (một trong những nền kinh tế phát triển nhất châu Phi và được hoan nghênh vì sự gia tăng số lượng tiêm vắc xin COVID-19 sớm) có khoản tài trợ là 30 triệu USD để thực hiện một chiến dịch khác. Thế nhưng, nguồn điện không duy trì thường xuyên gây nguy hiểm cho dây chuyền lạnh chứa vắc xin, chưa kể liều hết hạn.

Joseph Dwomor Ankrah, người quản lý việc phân phối vắc xin COVID-19 của Ghana, cho biết: "Chúng tôi không còn vấn đề gì với số lượng vắc xin nữa. Nó chỉ là vấn đề với việc tiếp nhận và tiền để cung cấp những vắc xin đó cho mọi người".

Niger, nơi chỉ có 6% dân số được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ, thiếu kho lạnh đủ để chứa vắc xin ở các vùng nông thôn rộng lớn hoặc xe máy để phân phối chúng, theo Ngân hàng Thế giới.

Đã có một số nơi thành công trong chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19. Ví dụ, Ethiopia đã tiêm vắc xin COVID-19 cho 15 triệu người trong một đợt đẩy mạnh trên toàn quốc kể từ giữa tháng 2.2022. Tuy nhiên, mức độ hấp thụ vắc xin là "thấp khủng khiếp" ở Gambia.

Liên minh châu Phi muốn Gambia cung cấp hơn 200.000 liều vắc xin COVID-19 cho dân, nhưng quốc gia nhỏ bé này vẫn đang làm việc theo một lô cũ và không cần nhiều hơn nữa.

Tại Zambia, nơi có tỷ lệ bao phủ vắc xin COVID-19 là 11%, các quan chức đang lên kế hoạch cho chiến dịch tiếp cận cộng đồng nhưng lo lắng sẽ không thể trang trải chi phí cho các bác sĩ làm việc xa nhà hoặc chi trả cho phương tiện đi lại.

Tại Sierra Leone, nơi 14% dân số được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ, các đài phát thanh đôi khi từ chối phát sóng các thông điệp ủng hộ vắc xin của chính phủ vì chưa thanh toán hóa đơn.

Một quỹ của Ngân hàng Thế giới để mua và triển khai vắc xin COVID-19 đã gửi 3,6 tỉ USD đến châu Phi cận Sahara. Trong đó chỉ có 520 triệu USD đã được chi tiêu.

Amit Dar, Giám đốc phát triển con người khu vực Đông và Nam Phi của Ngân hàng Thế giới, cho biết các hệ thống y tế lỗi thời đã phải vật lộn để tiếp nhận kinh phí.

Các chuyên gia y tế nói rằng cần có thêm kinh phí cho công tác hậu cần và đào tạo.

Emily Janoch, Giám đốc cấp cao của nhóm viện trợ Care USA, nhận xét: “Việc chúng tôi không đầu tư mạnh một năm hoặc 18 tháng trước cho châu Phi là một phần của những gì chúng ta đang thấy bây giờ. Đây là hậu quả của những thất bại trước đó".

Bài liên quan
WHO: Căn bệnh bí ẩn giết chết ít nhất 89 người, vắc xin COVID-19 không bị lãng phí ở châu Phi
Một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói với BBC rằng một căn bệnh chưa được xác định đã giết chết ít nhất 89 người ở quận Fangak, bang Jonglei, Nam Sudan.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lúc cần thì không có vắc xin COVID-19, nhiều người châu Phi giờ không chịu tiêm dù dư nguồn cung