Công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức) đã phát triển một nhà máy sản xuất vắc xin làm từ các container mà họ có kế hoạch vận chuyển đến châu Phi dưới dạng bộ lắp ráp.

Đối tác của Pfizer vận chuyển nhà máy sản xuất vắc xin mRNA dạng container đến châu Phi

Sơn Vân | 16/02/2022, 23:30

Công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức) đã phát triển một nhà máy sản xuất vắc xin làm từ các container mà họ có kế hoạch vận chuyển đến châu Phi dưới dạng bộ lắp ráp.

Đây là động thái giảm bớt sự chênh lệch lớn trong việc tiếp cận vắc xin COVID-19 trên toàn cầu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mô tả. Nguyên mẫu của nhà máy sẽ là công cụ giúp BioNTech thực hiện cam kết được đưa ra vào năm ngoái cho Rwanda, Nam Phi, Senegal và Liên minh châu Phi để đảm bảo sản xuất vắc xin mRNA trên lục địa đen, nơi tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 thấp hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới.

Theo BioNTech, công việc trên cơ sở sản xuất vắc xin mRNA đầu tiên ở Liên minh châu Phi sẽ bắt đầu vào giữa năm 2022 và mô đun container đầu tiên dự kiến đến lục địa đen vào nửa cuối năm nay.

Được đặt trong hai nhóm gồm 6 container 40 feet (12,192 m), cơ sở này sẽ bắt đầu sản xuất vắc xin mRNA khoảng 12 tháng sau khi BioNTech giao bộ lắp ráp container.

biontech-chuyen-nguyen-nha-may-san-xuat-vac-xin-mrna-dang-container-den-chau-phi1232.jpg
biontech-chuyen-nguyen-nha-may-san-xuat-vac-xin-mrna-dang-container-den-chau-phi3.jpg
biontech-chuyen-nguyen-nha-may-san-xuat-vac-xin-mrna-dang-container-den-chau-phi.jpg
biontech-chuyen-nguyen-nha-may-san-xuat-vac-xin-mrna-dang-container-den-chau-phi11.jpg
BioNtainer, dây chuyền sản xuất vắc xin mRNA dựa trên container của BioNTech được chụp tại nhà máy của công ty ở Marburg, Đức - Ảnh: Reuters

Hôm 16.2, BioNTech đã trình bày nguyên mẫu của một mô đun 6 container cho Tổng thống Senegal, Ghana, Rwanda và các chức sắc khác như Tổng giám đốc WHO và Bộ trưởng phát triển Đức, tại địa điểm sản xuất vắc xin chính của họ ở thành phố Marburg (Đức).

Cuộc họp diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo EU và Liên minh châu Phi vào ngày 17.2, khi EU dự kiến ​​sẽ nhắc lại cam kết của mình với gói đầu tư trị giá 150 tỉ euro ở lục địa đen.

BioNTech hợp tác với Pfizer để phát triển vắc xin COVID-19 công nghệ mRNA được sử dụng rộng rãi nhất ở phương Tây, mang nhãn hiệu Comirnaty, với hơn 2,6 tỉ liều đã được phân phối.

Nhà máy mới dạng cointainer cũng có thể được sử dụng để sản xuất vắc xin mRNA phòng các bệnh khác như sốt rét hoặc lao tùy thuộc vào tiến độ phát triển trong tương lai cũng như nhu cầu y tế.

Được đặt tên là Biontainer, cơ sở này sẽ yêu cầu một hội trường khoảng 800 mét vuông, cơ sở hạ tầng địa phương và các phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng.

Ban đầu nhân viên BioNTech sẽ điều hành cơ sở trong khi đào tạo các đối tác địa phương để tiếp quản quy trình sản xuất vắc xin phức tạp mà công ty cho biết gồm 50.000 bước.

Khi các cuộc tranh luận nổ ra về việc liệu BioNTech và các nhà tiên phong về vắc xin COVID-19 khác có làm đủ để giảm bớt sự phụ thuộc của châu Phi vào các mũi tiêm nhập khẩu không, hãng dược Afrigen Biologics (Nam Phi) do WHO hậu thuẫn đã bắt đầu sản xuất một phiên bản vắc xin của Moderna dù không được công ty Mỹ hỗ trợ.

Trung tâm chuyển giao công nghệ của Afrigen Biologics được thành lập vào tháng 6.2021 sau khi Moderna và Pfizer-BioNTech từ chối đề nghị từ WHO về việc chia sẻ công nghệ cùng chuyên môn của họ.

Tuy nhiên, Martin Friede, điều phối viên của Sáng kiến ​​WHO về nghiên cứu vắc xin, cảnh báo rằng trung tâm vắc xin sẽ mất tới 3 năm để được phê duyệt sản phẩm nếu các công ty không chia sẻ dữ liệu của họ.

Martin Friede cho biết nếu các công ty có vắc xin COVID-19 được phê duyệt hoặc dữ liệu lâm sàng giai đoạn cuối chia sẻ công nghệ và dữ liệu với Afrigen Biologics thì vắc xin ở Nam Phi có thể được phê duyệt trong 12 đến 18 tháng.

"Có thể là 12 tháng nếu có quan hệ đối tác với một công ty đã có vắc xin được phê duyệt. Nếu không, có thể là 24 đến 36 tháng tùy thuộc vào quy trình phê duyệt là gì", ông nói.

WHO đã cố gắng thuyết phục Moderna và Pfizer-BioNTech hợp tác với trung tâm chuyển giao công nghệ châu Phi của mình.

Afrigen Biologics cho biết đã sử dụng trình tự vắc xin mRNA của Moderna được công bố rộng rãi để tạo ra phiên bản riêng. Martin Friede tiết lộ vắc xin này sẽ được thử nghiệm lâm sàng lần đầu tiên vào quý 4/2022.

"Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến ​​của BioNTech nhằm tăng cường sản xuất vắc xin ở châu Phi, như một sự bổ sung cho trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA của WHO tại Nam Phi và mạng lưới người phát ngôn trên khắp thế giới", Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố.

Làm theo một cách riêng biệt, Patrick Soon-Shiong, doanh nhân người Mỹ gốc Nam Phi, đã mở một nhà máy vắc xin ở thủ đô Cape Town (Nam Phi) vào tháng 1.2022, với mục đích giúp công ty NantSA của ông sản xuất vắc xin COVID-19 trong tương lai.

Bài liên quan
Lý do Mỹ phải hoãn tiêm vắc xin Pfizer 3 liều cho trẻ em 6 tháng đến 4 tuổi
Chính phủ Mỹ định triển khai tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech 3 liều cho trẻ em 6 tháng đến 4 tuổi từ ngày 21.2.2022, nhưng kế hoạch này đã bị trì hoãn do FDA chưa phê duyệt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đối tác của Pfizer vận chuyển nhà máy sản xuất vắc xin mRNA dạng container đến châu Phi