Các nhà khoa học của dự án Kính thiên văn Chân trời sự kiện (EHT) đã tiết lộ cái nhìn đầu tiên về lỗ đen siêu lớn ở trung tâm Dải Ngân hà.

Lần đầu tiên chụp được lỗ đen siêu lớn ở Dải Ngân hà

Long Hải | 13/05/2022, 09:07

Các nhà khoa học của dự án Kính thiên văn Chân trời sự kiện (EHT) đã tiết lộ cái nhìn đầu tiên về lỗ đen siêu lớn ở trung tâm Dải Ngân hà.

lo-den.jpg
Hình ảnh lỗ đen ở trung tâm dải Ngân hà được công bố - Ảnh: EHT

Ngày 12.5, một nhóm nhà thiên văn học quốc tế đã công bố bức ảnh đầu tiên của lỗ đen siêu lớn nằm ở khu vực Sagittarius A, trung tâm của Dải Ngân hà. Bức ảnh được chụp bởi dự án Kính thiên văn Chân trời sự kiện (EHT) với sự phối hợp của hơn 300 nhà khoa học từ 80 quốc gia trong 5 năm.

"Hôm nay, EHT rất vui mừng được chia sẻ hình ảnh đầu tiên của người khổng lồ ở trung tâm thiên hà của chúng ta. Đây là lần đầu tiên sự hiện diện của lỗ đen này được xác nhận qua hình ảnh", nhà vật lý thiên văn Feryal Özel của Trường ĐH Arizona (Mỹ) nói.

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học tin rằng tại trung tâm của Dải Ngân hà ẩn chứa một hố đen siêu lớn sau khi phát hiện một nguồn phát sóng vô tuyến bất thường từ khu vực này. Tuy nhiên, các lỗ đen rất khó nắm bắt vì chúng không phát ra bất kỳ ánh sáng nào.

Vào những năm 1990, các nhà thiên văn học vẽ lại bản đồ quỹ đạo của các ngôi sao sáng nhất và phát hiện ở trung tâm thiên hà có một vật thể siêu khối lượng. Thành quả này đã giúp hai nhà khoa học Reinhard Genzel và Andrea Ghez giành giải Nobel Vật lý năm 2020.

Dù sự hiện diện của một lỗ đen là lời giải thích khả thi duy nhất cho hiện tượng trên, bức ảnh mới được công bố đã xác nhận trực tiếp suy đoán của các nhà khoa học.

Theo các nhà thiên văn học, lỗ đen ở tâm Dải Ngân hà vừa chụp ảnh được lớn gấp 4 triệu lần Mặt trời. Họ đã mất 5 năm để chụp và xác nhận hình ảnh lỗ đen ở trung tâm Dải Ngân hà. Hình ảnh mới được tiết lộ dựa trên những quan sát về ánh sáng. Kỹ thuật này cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn cơ bản về "bóng của lỗ đen".

Bức ảnh vừa công bố là hình ảnh thứ hai từng được chụp về một lỗ đen. Trước đó, vào tháng 4.2019, EHT lần đầu chụp được ảnh của một lỗ đen ở thiên hà M87 cách Trái đất 55 triệu năm ánh sáng. Dù 2 hình ảnh trông giống nhau nhưng Sagittarius A nhỏ hơn M87 hơn 1.000 lần.

Bên cạnh hình ảnh về lỗ đen khổng lồ mới, các nhà khoa học làm việc trong dự án EHT cũng công bố 6 bài báo phân tích kết quả, dự kiến được đăng tải chi tiết trong thời gian tới. Đây được coi là một bước đột phá của ngành thiên văn học nói riêng và vật lý nói chung.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lần đầu tiên chụp được lỗ đen siêu lớn ở Dải Ngân hà