Tốc độ xuất khẩu của Đức, cường quốc kinh tế lớn nhất châu Âu, đang trên đà suy giảm. Một trong những nhân tố khiến nền kinh tế nước này đột ngột đi xuống chính là Trung Quốc. Theo đó, kinh tế Đức đi xuống, Trung Quốc bị buộc tội.

Kinh tế Đức đi xuống, Trung Quốc bị buộc tội

Một Thế Giới | 09/10/2015, 16:00

Tốc độ xuất khẩu của Đức, cường quốc kinh tế lớn nhất châu Âu, đang trên đà suy giảm. Một trong những nhân tố khiến nền kinh tế nước này đột ngột đi xuống chính là Trung Quốc. Theo đó, kinh tế Đức đi xuống, Trung Quốc bị buộc tội.

Vụ bê bối của Volkswagen đang là một trong những áp lực đè nặng lên nền kinh tế Đức. Tuy nhiên, Volkswagen chưa được xem là nhân tố cốt lõi của vấn đề. 
Tốc độ xuất khẩu của Đức đã giảm xuống mức thấp nhất 6 năm dù lúc đó chưa xảy ra vụ việc tai tiếng của Volkswagen.
So với tháng 7, xuất khẩu của Đức đã giảm 5,2% trong tháng 8, trong khi nhập khẩu giảm 3,1%.
Đây được xem là mức giảm trong xuất khẩu lớn nhất kể từ năm 2009 của Đức, một mức giảm mạnh hơn so với mong đợi. Trước đó, các nhà kinh tế dự đoán xuất khẩu quốc gia này chỉ giảm 0,9%.
Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu kinh tế Ifo tại Munich cho biết xuất khẩu của Đức đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ nhu cầu suy giảm trong các thị trường mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc. Theo đó, kinh tế Đức đi xuống, Trung Quốc bị buộc tội.
"Các điều kiện yếu kém tại thị trường mới nổi đang làm lật ngược nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu như Đức", Dominic Bryant, chuyên gia kinh tế tại BNP Paribas, nhận định.
Những điều kiện yếu kém trong thương mại đang tạo nên một loạt những báo cáo xấu trong tuần này. Sản lượng sản xuất công nghiệp và các đơn đặt hàng đã giảm mạnh trong tháng 8.
Đức là nền kinh tế lớn nhất của châu Âu. Theo đó, bất kì những tổn thương nào trong nền kinh tế này đều sẽ gây tổn hại tới nền kinh tế trong khu vực. 
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán kinh tế Đức sẽ tăng trưởng 1,5% trong năm nay - phù hợp với sự phát triển cho khu vực châu Âu nói chung và tăng 1,6% trong năm 2016.
Hồi đầu tuần này, IMF cho biết Đức có thể đẩy mạnh tăng trưởng thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thực hiện nhiều cải cách cho nền kinh tế.
Tuyết Nhung (Theo CNN)

Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính ủng hộ Malaysia tổ chức Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN
Chiều 6.4, theo đề nghị của phía Malaysia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim để trao đổi về tình hình quan hệ song phương và đánh giá về một số vấn đề khu vực, quốc tế mới nổi gần đây.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đề nghị Mỹ hoãn áp dụng thuế quan mới với Việt Nam ít nhất 45 ngày
2 giờ trước Sự kiện
Tối 7.4, ngay sau khi chủ trì hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính họp với các bộ ngành về phát triển thương mại cân bằng, bền vững với Mỹ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế Đức đi xuống, Trung Quốc bị buộc tội