Các đồng tiền của khu vực Mỹ Latin đang có xu hướng giảm mạnh về gá trị. Tuy nhiên, ở đó có một đồng tiền đang đảo ngược xu hướng này. Đặc biệt, đồng tiền này có thể đánh bại đồng USD quyền lực.

Xuất hiện đồng tiền có thể đánh bại đồng USD

Một Thế Giới | 09/10/2015, 13:00

Các đồng tiền của khu vực Mỹ Latin đang có xu hướng giảm mạnh về gá trị. Tuy nhiên, ở đó có một đồng tiền đang đảo ngược xu hướng này. Đặc biệt, đồng tiền này có thể đánh bại đồng USD quyền lực.

Đồng tiền đó chính là đồng Colon - tiền tệ của đất nước Costa Rica. Trong năm nay, đồng Colon đã tăng 1% so với đồng USD. Tín hiệu này cho thấy nền kinh tế của Costa Rica khá vững vàng trước mọi sóng gió của thị trường tài chính toàn cầu trong thời gian qua.
Tất cả các nền kinh tế lớn của Mỹ Latinh, từ Brazil, Chile đến Colombia đang chịu ảnh hưởng nặng nề trong năm nay do giá cả các mặt hàng suy giảm mạnh và nền kinh tế Trung Quốc suy thoái. Chính những tác nhân này đã đẩy các đồng tiền trong khu vực này suy giảm. Trong số những đồng tiền suy giảm mạnh nhất có đồng Real của Brazil, đồng tiền này đã giảm 30% trong năm nay.
Trái ngược lại, đồng Colon của Costa Rica đang tăng mạnh hơn so với đồng USD trong năm nay. Đây được xem là một đột phá lớn đối với một đất nước ở khu vực Mỹ Latinh.
Tín hiệu tích cực này cho thấy Costa Rica đang thiết lập một mô hình tăng trưởng kinh tế chắc chắn ở từng ngành.
"Là một quốc gia nhỏ, chúng tôi luôn có ý thức đa dang hóa mọi thứ", Tổng thống Costa Rica, ông Luis Guillermo Solis phát biểu trong một bài phỏng vấn của CNN cho biết.
Một đồng tiền mạnh không phải lúc nào cũng là một tin tức tốt. Bởi lẽ, điều này sẽ làm cho xuất khẩu đắt hơn. Tuy nhiên, dấu hiệu này lại phản ánh một nền kinh tế lành mạnh.
Nền kinh tế của Costa Rica được dự kiến sẽ tăng 3,5% trong năm nay.
Ngược lại, nhìn chung, tất cả các nền kinh tế của Mỹ Latinh được dự đoán suy giảm trong năm 2015. Nổi bật trong đó chính là Costa Rica, điểm sáng kinh tế của khu vực.
Nền kinh tế của Brazil, một quốc gia lớn nhất trong khu vực, đang trên đà suy thoái và điều này đang đè nặng tới tốc độ tăng trưởng của khu vực.
Nhiều nền kinh tế của Mỹ Latinh đang phụ thuộc vào các mặt hàng như: đậu nành, dầu, đồng để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa giảm mạnh trong năm nay đã kéo nền kinh tế trong khu vực đi xuống.
Đối với Costa Rica, nền kinh tế quốc gia này chỉ phụ thuộc 6% vào nông nghiệp và lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia này chính là dịch vụ.
Du lịch, công nghệ, thiết bị y tế và vận chuyển là những ngành công nghiệp phát triển chính ở Costa Rica hiện nay.
Một số công ty, tập đoàn lớn xuất hiện ở đây như: Microsoft (MSFT, Tech30), Nextel and FedEx (FDX). Và trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất đối với nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác thì Costa Rica lại hàn gắn chặt chẽ với Hoa Kỳ và Châu Âu.
"Chúng tôi không thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo nếu như nền kinh tế trên thế giới không ổn định. Chúng tôi không thể bỏ qua mọi thứ xung quanh chúng tôi", ông Solis cho biết.
Trước bối cảnh Bank of America (BAC) cắt giảm hàng trăm việc làm ở Costa Rica năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này đạt mức 9,5% và ông Solis thừa nhận nghèo đói vẫn là một vấn đề lớn ở Costa Rica. 
Tuy nhiên, trong năm nay, Costa Rica đã nhanh chóng vực dậy cả nền kinh tế và tiền tệ của mình.
Tuyết Nhung (Theo CNN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xuất hiện đồng tiền có thể đánh bại đồng USD