Khi tiêm hai loại vắc xin AstraZeneca và Pfizer có ghi nhận gia tăng một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng.

Khác biệt giữa tiêm 2 loại vắc xin với tiêm 2 mũi cùng 1 loại

P.V | 14/07/2021, 17:20

Khi tiêm hai loại vắc xin AstraZeneca và Pfizer có ghi nhận gia tăng một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng.

Theo Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia, GS.TS. Đặng Đức Anh, chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 đã bắt đầu triển khai từ ngày 10.7.2021 với mục tiêu trên 70% dân số được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến hết tháng 4.2022.

Trên cơ sở các vắc xin COVID-19 đã được Tổ chức Y tế thế giới thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh một số loại vắc xin COVID-19 của các hãng AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna, Sinopharm.

Tuy nhiên, trên thực tế, trong bối cảnh nguồn cung vắc xin phòng COVID-19 rất hạn chế, việc tiếp cận nguồn cung để có đủ vắc xin tiêm mũi 2 ngay khi đến lịch tiêm cho các đối tượng đã được tiêm mũi 1 của cùng 1 loại vắc xin là rất khó khăn.

Một số quốc gia đã xem xét và triển khai tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca và tiêm mũi 2 bằng vắc xin của Pfizer. Theo ghi nhận nhanh tại các quốc gia này, việc triển khai tiêm chủng 2 mũi vắc xin khác loại như trên cho cùng một đối tượng vẫn có hiệu lực bảo vệ phòng COVID-19. Tuy nhiên, khi tiêm hai loại vắc xin AstraZeneca và Pfizer có ghi nhận gia tăng một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng.

Tại Việt Nam, đến ngày 14.7, tổng số mũi tiêm đã thực hiện là hơn 4 triệu, trong đó số người được tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca là trên 3,7 triệu người, số người được tiêm đủ 2 mũi vắc xin AstraZeneca là hơn 280.000.

Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục phân bổ các loại vắc xin phòng COVID-19 của AztraZenneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm…. để tổ chức tiêm chủng theo chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19, hướng tới mục tiêu đạt được độ bao phủ vắc xin cho hơn 70% người dân.

Tuy nhiên, căn cứ số lượng vắc xin được cung ứng, Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương “trường hợp số lượng vắc xin hạn chế thì ưu tiên sử dụng vắc xin của Pfizer để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin AstraZeneca từ 8-12 tuần nếu người được tiêm chủng đồng ý”.

Tại cuộc làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long sáng nay 14.7, phía Pfizer cam kết đảm bảo cung ứng 20 triệu liều vắc xin COVID-19 Pfizer trong quý 4/2021 để Việt Nam kịp thời triển khai tiêm chủng.

Cũng hôm nay, Bộ Y tế vừa có quyết định phân bổ vắc xin COVID-19 Moderna cho 53 tỉnh, thành và các ngành. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch, bảo đảm mỗi đối tượng tiêm chủng được tiêm đủ 2 mũi vắc xin này mà không tiêm "trộn" với vắc xin khác

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
41 phút trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khác biệt giữa tiêm 2 loại vắc xin với tiêm 2 mũi cùng 1 loại