Hiện WHO đã ghi nhận 11 biến chủng COVID-19 trong đó có 4 chủng đáng lưu tâm là Alpha, Beta, Gama và Delta. Còn có 7 biến chủng khác được quan tâm ở mức thấp hơn là Epsilon, Zeta, Eta, Theta, Iota, Kappa, Lambda.

Chủng Lambda gây tỷ lệ tử vong cao nhất đã xuất hiện tại Úc và châu Á, nguy hiểm hơn chủng Delta từ Ấn Độ

Anh Tú | 07/07/2021, 20:58

Hiện WHO đã ghi nhận 11 biến chủng COVID-19 trong đó có 4 chủng đáng lưu tâm là Alpha, Beta, Gama và Delta. Còn có 7 biến chủng khác được quan tâm ở mức thấp hơn là Epsilon, Zeta, Eta, Theta, Iota, Kappa, Lambda.

Theo ABC của Úc, chủng Lambda đã xuất hiện tại nước này. Biến chủng Lambda được phát hiện từ một người từ nước ngoài trở về New South Wales hồi tháng 4 và sau đó được cách ly trong khách sạn. Cho đến nay, biến chủng chưa phát tán ra ngoài nhưng giới chức Úc hết sức cảnh giác.

Tử thần tại Nam Mỹ

Lambda được cho là sẽ lây lan nhanh hơn so với các biến thể ban đầu của COVID-19, nhưng các nhà nghiên cứu đã nói rằng cần phải có các nghiên cứu sâu hơn để xác định chắc chắn thực tế. Hiệu quả của vắc xin COVID-19 cũng được báo cáo là giảm tính hiệu quả với biến thể Lambda, nhưng các nhà nghiên cứu yêu cầu nhiều nghiên cứu hơn.

covid.jpg
Hình ảnh tại Peru

Chủng này ban đầu được phát hiện ở Peru vào tháng 12.2020, là nguyên nhân của 81% các ca nhiễm COVID-19 tại quốc gia này. Peru là quốc gia có tỷ lệ người tử vong do COVID-19 cao nhất so với quy mô dân số, với 587 người tử vong tính trên 100.000 dân. Trong vòng một tháng vừa qua, biến chủng này đã lây lan ra 27 quốc gia, trong đó có 7 quốc gia Nam Mỹ. Tại châu Á, chủng này mới ghi nhận ở Israel nhưng các quốc gia châu Á khác hết sức thận trọng.

Hiện WHO đã ghi nhận 11 biến chủng COVID-19 trong đó có 4 chủng đáng lưu tâm là Alpha, Beta, Gama và Delta. Còn có 7 biến chủng khác được quan tâm ở mức thấp hơn là Epsilon, Zeta, Eta, Theta, Iota, Kappa, Lambda trong đó Lambda được WHO ghi nhận vào tháng 6.

Tất cả các biến thể SARS-CoV-2 được phân biệt với nhau bằng các đột biến protein của chúng - các thành phần của vi rút cho phép nó xâm nhập vào tế bào người.

Ví dụ, biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ có hai đột biến protein quan trọng - T478K và L452R - cho phép nó lây nhiễm các tế bào dễ dàng hơn và né tránh phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Theo một nghiên cứu được công bố vào tuần trước nhưng vẫn chưa được đánh giá lại, Lambda có bảy đột biến protein khác biệt.

peru-covid.jpg

Một nhóm các nhà khoa học Chile đã phân tích mẫu máu của các nhân viên y tế ở Santiago, những người đã được tiêm hai liều vắc xin CoronaVac do Sinovac Biotech ở Trung Quốc phát triển. Họ phát hiện ra biến thể Lambda có một đột biến được gọi là L452Q, tương tự như đột biến L452R được thấy trong các biến thể Delta và Epsilon.

Vì đột biến L452R được cho là làm cho Delta và Epsilon dễ lây nhiễm hơn và có khả năng chống lại việc tiêm chủng, nhóm nghiên cứu kết luận rằng đột biến L452Q của Lambda cũng có thể giúp nó lây lan xa và rộng.

Kirsty Short, một nhà vi rút học tại Đại học Queensland, cho biết: Mặc dù có thể Lambda thực sự có khả năng lây nhiễm cao hơn các biến thể khác, nhưng vẫn còn quá sớm để kết luận một cách chắc chắn.

Các loại vắc-xin có còn hiệu quả đối với biến thể Lambda không?

Nghiên cứu cũng phát hiện ra các dấu hiệu cho thấy đột biến khác biệt của Lambda có thể giúp nó vượt qua phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng vắc-xin CoronaVac tạo ra ít kháng thể trung hòa hơn - các protein bảo vệ tế bào chống lại nhiễm trùng - để phản ứng với biến thể Lambda.

Nhưng theo Paul Griffin, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm và vắc xin tại Đại học Queensland, điều quan trọng cần nhớ là những kháng thể này chỉ là một khía cạnh của khả năng miễn dịch. Tiến sĩ Griffin lưu ý rằng các loại vắc xin khác nhau hoạt động theo những cách khác nhau để đáp ứng với vi rút và các biến thể của nó.

Tiến sĩ Griffin cho rằng CoronaVac vốn được chứng minh là kém hiệu quả hơn so với các loại vắc xin khác. Do vậy, nếu sử dụng vắc xin loại khác thì vẫn có thể chống lại Lambda.

Mặc dù chưa biết nhiều về hiệu quả của vắc xin Pfizer và AstraZeneca chống lại Lambda, nhưng phản ứng của chúng với biến thể Delta có thể mang lại hy vọng.

Một nghiên cứu gần đây từ Vương quốc Anh cho thấy rằng hai liều Pfizer hoặc AstraZeneca có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa nhập viện do biến thể Delta.

Các nước cần biết lo lắng

Mặc dù chỉ có một trường hợp Lambda được ghi nhận trong khu vực cách ly khách sạn ở Úc cho đến nay, nhưng rất đáng để theo dõi sự xuất hiện và lây lan của các biến thể SARS-CoV-2 trên khắp thế giới, Tiến sĩ Short nói.

Theo tiến sĩ Short, khi càng nhiều người bị nhiễm, vi rút càng có nhiều cơ hội phát triển thành các biến thể mới. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là tập trung vào việc thực hiện tiêm chủng với nhiều người hơn, không chỉ ở Úc mà còn trên toàn cầu.

“Điều này cần nhấn mạnh với mọi người là chúng ta cần nỗ lực toàn cầu trong chiến dịch tiêm chủng,” Tiến sĩ Short nói.

Trong khi đó, các chuyên gia Ấn Độ cho rằng dù Lambda chưa có mặt tại Ấn Độ nhưng một số quốc gia châu Âu có du khách hay đến Ấn Độ thường xuyên, gồm Đức, Pháp, Ý và Anh đã báo cáo biến thể này.

Tiềm năng của biến thể mới có thể vô hiệu hóa khả năng miễn dịch đạt được thông qua tiêm chủng, có nghĩa là có thể xuất hiện những đợt nhiễm trùng mới ngay cả trong các quần thể đang được coi là gần đạt được miễn dịch cộng đồng.

Điều đó có nghĩa là một quốc gia như Ấn Độ, vốn chưa gượng dậy sau làn sóng thứ hai, sẽ cần phải chú ý và ngăn chặn sự lây lan của bất kỳ biến thể mới nào có thể kích hoạt một làn sóng mới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủng Lambda gây tỷ lệ tử vong cao nhất đã xuất hiện tại Úc và châu Á, nguy hiểm hơn chủng Delta từ Ấn Độ