Dẫu biết lạm dụng hay sử dụng không đúng thuốc kháng sinh sẽ gây nên tình trạng người bệnh bị kháng thuốc nhưng các bác sĩ vẫn để xảy ra hàng loạt sai lầm, đẩy bệnh nhân lâm vào tình trạng trên. Điều này đã và đang tạo ra nhiều hệ lụy cho công tác khám, chữa bệnh.

Hàng loạt sai lầm của bác sĩ đẩy bệnh nhân vào tình trạng kháng thuốc

Hồ Quang | 17/11/2016, 16:21

Dẫu biết lạm dụng hay sử dụng không đúng thuốc kháng sinh sẽ gây nên tình trạng người bệnh bị kháng thuốc nhưng các bác sĩ vẫn để xảy ra hàng loạt sai lầm, đẩy bệnh nhân lâm vào tình trạng trên. Điều này đã và đang tạo ra nhiều hệ lụy cho công tác khám, chữa bệnh.

50% kháng sinh đượckê toa không hợp lý

Thực tế hiện nay đề kháng kháng sinh đang diễn ra một cách nhanh chóng vàđe dọa đến khả năng không còn thuốc chữa cho những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn nặng. Nguyên nhân mấu chốt vấn đề này là do bác sĩ kê toa kháng sinh cho bệnh nhân không hợp lý, sử dụng sai kháng sinh trong quá trình điều trị nội trú, lạm dụng kháng sinh, sử dụng không đủ kháng sinh...

Chia sẻ tại buổi chuyên đề “Mối nguy hiểm của kháng thuốc” diễn ra hôm 17.11, TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo – Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết hiện trong bệnh viện có khoảng 50% kháng sinh được bác sĩ kê toa bất hợp lý.

Việc kê toa kháng sinh bất hợp lý trong bệnh viện có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bác sĩ thiếu kiến thức hoặc xác định nhầm bệnh; điều trị kháng sinh đã bị đề kháng; điều trị kháng sinh không đủ liều; điều trị kháng sinh quá mức... Tất cả những điều trên khiến cho bệnh nhânbị kháng kháng sinh.

Phân tích của bà Thảo cho thấy, trong số các trường hợp sử dụng kháng sinh không hợp lý có 2 trường hợp chiếm tỷ lệ cao là bệnh nhân không nhiễm khuẩn hoặc bệnh không do vi khuẩn nhưng bác sĩ vẫn chỉ định sử dụng kháng sinh chiếm 32%; cao nhất trong việc sử dụng kháng sinh không hợp lý là trường hợp bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh kéo dài không cần thiết chiếm 33%.

Khi đã kháng kháng sinh, cần có một kháng sinh khác thay thếnhưng theo bà Thảo tình trạng sản xuất kháng sinh mới trong những năm gần đây rất khan hiếm. Bà Thảo cho biết từ năm 2008 đến năm 2011 chỉ sản xuất được 2 loại kháng sinh mới. Trong thời gian gần đây, các công ty dược tập trung sản xuất thuốc điều trị các bệnh mạn tính như: đái tháo đường, tim mạch, huyết áp... và gần như không chú tâm vào việc sản xuất kháng sinh mới. Do đó, việc tìm kháng sinh mới là vô cùng khó khăn nên rất nguy hiểm cho các bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng hay bị sốc nặng.

“Đối với bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng, nếu chậm trễ trong 1 giờ sử sụng kháng sinh sẽlàm tăng nguy cơ tử vong lên đến 70%”, bà Thảo nói.

Chỉ định sử dụng kháng sinh bằng kinh nghiệm

Theo TS.DS Huỳnh Hiền Trung -Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM, hiện nay tình trạng bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng đang có tốc độ gia tăng rất cao. Đây là một bệnh rất cần thiết phải sử dụng kháng sinh nhưng bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh không hợp lý vớibệnh này sẽ rất nguy hiểm, gây ra nhiều hệ lụy như: tăng tỷ lệ tử vong,tăng kháng thuốc, tăng chi phí điều trị...

Ông Trung chỉ ra những sai lầm tai hại của các bác sĩ trong việc chỉ định sử dụng kháng sinh đối với bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng là không thực hiện phân tầng bệnh nhân; khởi đầu điều trị kháng sinh trễ; không căn cứ vào các thông tin có sẵn về bệnh nhân, mầm bệnh và về thuốc khánh sinh; dùng kháng sinh không đủ liều và không dựa vào dược lực/dược động của thuốc; chưa đánh giá lại người bệnh mỗi ngày để xem xét khả năng xuống thang kháng sinh hoặc ngưng kháng sinh đúng lúc...

Qua phân tích các sai lầm trên của bác sĩ trong việc chỉ định sử dụng khánh sinh cho bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng, ông Trung cho rằng sai lầm phổ biến nhất hiện nay là các bác sĩ trong bệnh viện không thực hiện phân tầng bệnh nhân để chọn kháng sinh phù hợp.

“Sở dĩ có điều này là do các bác sĩ thiếu cập nhật hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Điều này khiến các bác sĩ không biết ý nghĩa, mục đích của việc phân tầng để làm gì, không biết dựa vào cơ sở nào để phân tầng, phân tầng như thế nào...”, ông Trung cho biết.

Một trong những vấn đề rất đáng trách ở đội ngũ bác sĩ là thể hiện cách làm việc nghiệp dư trong việc chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh. Bác sĩ Phạm Văn Hoàng - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết rất nhiều bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm nhưng lại không cập nhật và ít hiểu biết về tình trạng kháng thuốc.

“Nhiều bác sĩcứ hễ thấy bệnh nhân ho, sốt, tiêu chảy... là chỉ định sử dụng kháng sinh. Điều này là một thói quen rất tai hại dễ gây nên tình trạng kháng kháng sinh khiến cho việc điều trị khó khăn, không hiệu quả”, bác sĩ Hoàng nói.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng loạt sai lầm của bác sĩ đẩy bệnh nhân vào tình trạng kháng thuốc