Sài Gòn những năm trước 1975 có những quán cà phê với bánh ngon tuyệt hảo với phong cách tây, nổi bật là La Pagode, Givral và Brodard. Ba nhà hàng ấy là 3 sắc thái riêng biệt làm nên cái trục “văn hóa không tên”, cái linh hồn của Sài Gòn, khó phai mờ trong ký ức của những người Sài Gòn.

Đi tìm những nhà hàng, cà phê ‘huyền thoại’ của Sài Gòn xưa

27/10/2019, 11:38

Sài Gòn những năm trước 1975 có những quán cà phê với bánh ngon tuyệt hảo với phong cách tây, nổi bật là La Pagode, Givral và Brodard. Ba nhà hàng ấy là 3 sắc thái riêng biệt làm nên cái trục “văn hóa không tên”, cái linh hồn của Sài Gòn, khó phai mờ trong ký ức của những người Sài Gòn.

Nếu tìm đọc trong những tài liệu về Sài Gòn xưa trước 1975 thì quán cà phê La Pagode được mô tả sang trọng hệt như ở Pháp, nơi khách đến ngồi trên những salon bọc da để phóng tầm mắt nhìn ra con đường Catinat (nay là Đồng Khởi) con đường đẹp và sang nhất của Sài Gòn.

La Pagode ngày đó là nơi quen thuộc của nhiều nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ

Cách La Pagode không xa là khách sạn Continental cũng có một không gian cà phê sang trọng theo phong cách Pháp.

Ngay mặt tiền khách sạn Continental Palace có góc cà phê nhỏ để khách có thể nhâm nhi cà phê và ngắm Sài Gòn. Đến nay, góc cà phê này vẫn giữ nguyên

Đối diện với khách sạn Continental là Givral cũng là một huyền thoại cùng thời, nổi tiếng với những món bánh ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nhìn ra Nhà hát Lớn (nay là Nhà hát TP.HCM). Đây là nơi “tụ tập” của các nhà văn nghệ sĩ, nhà báo, "ông nghị" vào các buổi sáng. Họ thường ghé đây để nhâm nhi cà phê, trò chuyện và "bình loạn" trước khi tỏa đi khắp nơi cho công việc riêng của mình.

Quán cà phê Givral nằm khiêm tốn ở một góc tòa nhà Eden xưa với góc nhìn tuyệt đẹp

Một quán cà phê với phong cách phương Tây không kém là Brodard với bàn ghế, trang trí nội thất sang trọng. Brodard cũng gần giống với La Pagode với không gian yên tĩnh, ánh sáng nhẹ để khách có thể ngồi thưởng thức cà phê.

Brodard khi xưa

Sự thay đổi và phát triển của thành phố khiến những quán cà phê này dần thay đổi, biến mất nhưng đâu đó, người ta muốn giữ lại những huyền thoại đẹp đẽ của Sài Gòn.

Cách đây vài năm, hồi 2012 khi tòa nhà Vincom A vừa mở cửa, quán cà phê – nhà hàng Brodard cũng xuất hiện trở lại (trước đó là tòa nhà Eden, ngay góc đường Đồng Khởi nhìn sang nhà hát lớn TP) nhưng sau một thời gian cũng không còn trong sự tiếc nuối của nhiều người.

Vài ngày trước, Brodard cũng đã “hồi sinh” trong một cái tên mới là Brodard Restaurant – Tea House – Pastry cũng ngay tại góc đường cũ là Nguyễn Thiệp – Đồng Khởi, cũng với một không gian tao nhã, thắp sáng lại một góc phố lịch sử.

Điểm nhấn thiết kế chính là gian bếp mở độc đáo ngay vị trí trung tâm sẽ gây ấn tượng thú vị khi khách hàng có thể nhìn xem toàn bộ quá trình tạo ra những chiếc bánh thơm ngon.

Brodard trong một diện mạo mới nằm trong tòa nhà có lối kiến trúc thời Pháp thuộc với mặt tiền trang nhã được khôi phục mới hoàn toàn; nội thất thiết kế lịch lãm theo phong cách ấn tượng của sàn đá cẩm thạch đen, trắng và trần mái vòm trang trí những chiếc đèn chùm sang trọng.

Không gian nhà trà và bánh ở tầng trệt có thiết kế sang trọng cùng nhiều loại bánh (bánh mì, bánh ngọt, bánh quy, bánh kem...), sô-cô-la và cà phê Perfetto Caffe.

Tầng trên có các loại rượu vang Pháp hảo hạng và phục vụ nhiều món Pháp cổ điển như hải sản hầm; cừu hầm với cà rốt hữu cơ và hành tây; tôm hùm đút lò; trứng chần với gan ngỗng, măng tây và nấm truffle.

Với những ai yêu muốn tìm chút hương vị của Sài Gòn xưa có thể đến đây, thưởng thức các loại bánh ngon và "xả stress".

Nhật Hạ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đi tìm những nhà hàng, cà phê ‘huyền thoại’ của Sài Gòn xưa