Nhưng ít ai biết được ở chùa này còn có cặp đá rất hiếm có, mỗi hòn nặng 4,2 kg nhưng nổi được trên mặt nước…

Đến ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam và 2 hòn đá nổi kỳ lạ

Vũ Phong | 23/02/2021, 10:57

Nhưng ít ai biết được ở chùa này còn có cặp đá rất hiếm có, mỗi hòn nặng 4,2 kg nhưng nổi được trên mặt nước…

Chùa Som Rong (tên khác là chùa Bôtum Vong Sa Som Rong, ở P.5, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) có niên đại gần 300 năm, đã trải qua 12 đời trụ trì. Tên gọi của chùa xuất phát từ loại cây mang tên Som Rong mọc quanh chùa. Đây cũng là một trong những ngôi chùa Khơme có tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn ngoài trời với chiều dài 63 mét, cao 22,5 mét, đặt trên cao khoảng 28 mét; cùng ngọn bảo tháp có 4 lối đi đại diện cho từ - bi - hỉ - xả.

Đến chùa, PV được thượng tọa Lý Đức, Trụ trì chùa dẫn vào bên trong ngôi sala của chùa, nơi có hai hòn đá vô cùng kỳ lạ được đặt trang trọng bên dưới bàn thờ Phật.

Cặp đá nặng 4,2 kg/hòn nổi được trên mặt nước được đặt trang trọng trên đế, phía dưới có lót vải.

chua.jpg
Ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam và cặp đá nổi - Ảnh: Vũ Phong

Thượng tọa Lý Đức giới thiệu: “Cặp đá này được chính sư (thượng tọa Lý Đức - PV) thỉnh từ Campuchia về từ năm 2018. Lúc đó, sư đang ở Xiêm Riệp (Campuchia) thì có người phụ nữ người Campuchia (ở một tỉnh khác) cho biết bà đang sở hữu một cặp đá rất lạ là không bao giờ chìm trong nước. Nghe xong, sư tìm đến nơi để xem và hỏi chủ nhân cặp đá để mua lại nhưng bà chủ cặp đá muốn cúng dường cho nhà chùa. Vậy là sư quyết định thỉnh về để trưng trang trọng giữa ngôi sala. Cặp đá được thỉnh về đến chùa lúc 24 giờ 45 phút ngày 17.1.2018. Theo tìm hiểu, cặp đá này có thể lên đến ngàn năm tuổi”.

Theo thượng tọa Lý Đức, lúc mới thỉnh về, nhà chùa làm hai thùng bằng kính trong suốt để hai hòn đá vào trong đó. Điều kỳ lạ là hai hòn đá này không chịu… nằm yên mà di chuyển sang vị trí khác ở trong thùng. Một lần, có một Phật tử nhà gần chùa đến, cho biết "đá khóc", không chịu ở trong thùng kính mà muốn ra ngoài. Nghe vậy, thượng tọa Lý Đức liền gọi điện sang Campuchia gặp bà chủ của cặp đá để hỏi thăm thì bà cho biết cặp đá này được chồng bà (là một người kinh doanh) tìm thấy dưới chân một ngọn núi của một tỉnh ở Campuchia giáp với tỉnh Đắk Lắk của Việt Nam, đưa về để trong phòng chứ không để trong tủ. Nghe vậy, nhà chùa lấy cặp đá ra khỏi thùng kính, đưa vào ngôi sala thì đá nằm yên, không di chuyển nữa.

chua-1.jpg
Thùng kính để cặp đá trước đây - Ảnh: Vũ Phong

Khi PV hỏi về thông tin đá nổi trong nước, thượng tọa Lý Đức xác nhận là đúng và cho PV kiểm chứng bằng việc tự thay thượng toa bê một hòn đặt vào thùng nước, nhấn mạnh xuống tận đáy. Khi PV buông tay thì ngay lập tức hòn đá từ từ nổi lên và nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Làm đi làm lại mấy lần vẫn vậy, đá vẫn nổi lềnh bềnh, dù để theo chiều thẳng đứng hay chiều ngang. Quan sát kỹ cặp đá thì thấy, tuy kích thước khác nhau, hòn lớn hòn nhỏ nhưng trọng lượng đều nặng 4,2 kg mỗi hòn, hai hình dạng khác nhau. Đá màu nâu sẫm, trên mỗi hòn có nhiều lỗ nhỏ li ti trải khắp bề mặt. Có người cho rằng đây là loại đá bọt, là loại khoáng thạch có khả năng nổi trên mặt nước bởi vì trong đá có rất nhiều bong bóng khí nên đẩy đá nổi lên.

Cùng vào xem với PV, anh Trần Văn Thạch (Trà Vinh) cho biết: “Nhìn cặp đá thấy khác với nhiều hòn đá khác vì các hòn đá khác trơn, còn cặp đá này có nhiều lỗ nhỏ li ti. Đặc biệt là cho xuống nước lại nổi chứ không chìm”.

chua-2.jpg
Đá nổi trên mặt nước - Ảnh: Vũ Phong

Chùa Som Rong có cổng chùa với hoa văn mang biểu tượng văn hóa Khơme như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng. Phía trên cổng có năm ngọn tháp là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di)...

Chùa được xây dựng theo kiểu kiến trúc giống như các chùa Khơme Nam Bộ khác, với diện tích 5 héc-ta, bao gồm chánh điện, sala, nhà dành cho sư sãi. Chùa còn có thêm một thư viện sách có hơn 1.500 quyển, phục vụ cho các em học sinh, người dân và bà con Phật tử tại địa phương. Chánh điện là nơi thờ Phật chính trong những công trình kiến trúc của chùa. Toàn bộ chánh điện được nâng đỡ bởi sáu hàng trụ cột, với tầng mái được kết cấu khá đặc biệt gồm ba hệ thống mái chồng lên nhau theo một khoảng cách nhất định.

cgua-3.jpg
Thượng tọa Lý Đức với viên đá nổi - Ảnh: Vũ Phong

Hai bên lối vào chánh điện là hình tượng Kỳ Lân với nét hung tợn, đứng canh giữ cửa nhằm ngăn cái ác và bảo vệ Đức Phật. Trên những vách tường và trần của chánh điện là những bức bích họa mô tả về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Bệ thờ trong chánh điện thờ nhiều tượng Đức Phật Thích Ca. Trong đó có hai tượng Phật Thích Ca cổ được chế tác bằng cây vào đúng năm 1725. Hai tượng Phật này trong tư thế đứng, với cánh tay đưa thẳng về phía trước, lòng bàn tay có chỉ tay màu đỏ hướng về phía trước, có ý nghĩa nhắc nhở con người đừng làm việc ác, nên tích phúc, đức bằng cách làm điều thiện.

Khuôn viên chùa được chia thành nhiều khu vực khác nhau, nổi bật nhất là ngôi bảo tháp được đặt ngay lối đi vào chùa và song song với ngôi chánh điện. Ngôi bảo tháp có bốn hướng và có bốn lối đi, là đại diện của từ - bi - hỉ - xả. Dọc hai bên lối dẫn lên bảo tháp được trang trí hình tượng rắn thần Naga và mô típ các hoa văn Khơme cổ được chạm khắc rất tinh tế, sắc sảo. Điểm đặc biệt của sala mới đó chính là công trình trên mái của sala với hình tượng Phật Thích Ca đứng trên chín rồng, với ý nghĩa đức Phật phổ độ chúng sanh. Trong đó, chín rồng là tượng trưng cho ĐBSCL.

chua-4.jpg
Tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam - Ảnh: Vũ Phong

Trong khuôn viên chùa có tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn uy nghiêm phúc hậu ở ngoài trời với kích thước dài 63 mét, cao 22,5 mét, nặng 490 tấn, được xem là một trong những tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tượng được khởi công xây dựng từ tháng 10.2017, đến nay mới hoàn thiện phần sơn. Tượng được thi công bằng bê tông, cốt sắt rất nặng và kiên cố. Bên dưới tượng dự kiến làm nơi sinh hoạt, hội họp, học tập cho hàng trăm tăng sinh. Do được đặt trên bệ cao cùng với sự to lớn của bức tượng nên từ TP.Sóc Trăng có thể nhìn thấy bức tượng này từ xa hàng trăm mét. Do được đặt trên bệ cao cùng với sự to lớn của bức tượng nên từ TP Sóc Trăng có thể nhìn thấy bức tượng này từ xa hàng trăm mét.

Những ngày qua, hàng ngàn người dân khắp nơi đã đổ về chùa Som Rong để chiêm ngưỡng pho tượng Phật Thích ca nhập niết bàn lớn nhất Việt Nam. Thượng tọa Lý Đức, Trụ trì chùa Som Rong cho biết: “Công trình tượng Phật Thích Ca với những đường nét tạo hình đặc trưng của dân tộc Khơme. Công trình sẽ làm cho ngôi chùa tăng thêm tính độc đáo, góp phần thu hút đông đảo Phật tử và du khách trong và ngoài tỉnh, tạo thành điểm du lịch tâm linh của tỉnh nhà và khu vực ĐBSCL”.

Bài liên quan
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát tiến độ thi công cao tốc tại Sóc Trăng
Trong chuyến khảo sát tiến độ thi công các tuyến cao tốc trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long, sáng 20.11, đoàn công tác Chính phủ do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà làm trưởng đoàn đã đến khảo sát tiến độ thi công dự án thành phần 4, thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đến ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam và 2 hòn đá nổi kỳ lạ