Những lo ngại về việc châu Âu bị xé nhỏ bởi hiệu ứng ly khai sau cảm hứng Catalan đã bắt đầu lan tỏa. Sau Tây Ban Nha, đến lượt Ý đối diện với vấn đề này.

Đến lượt người dân Milan, Venice bỏ phiếu đòi giảm phụ thuộc vào Ý

Anh Tú | 23/10/2017, 06:07

Những lo ngại về việc châu Âu bị xé nhỏ bởi hiệu ứng ly khai sau cảm hứng Catalan đã bắt đầu lan tỏa. Sau Tây Ban Nha, đến lượt Ý đối diện với vấn đề này.

Vào hôm qua 22.10, người dân hai khu vực Lombardy và Veneto, miền bắc nước Ý, đã đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về việc đòi quyền tự trị cho hai vùng này. Hai cuộc thăm dò này có những nét khác cơ bản so với cuộc đấu tranh của Catalan với Madrid. Thứ nhất, cuộc thăm dò này chỉ xét ý nguyện người dân của Lombardy và Veneto trong việc đòi thêm quyền tự trị chứ không phải là yêu cầu đòi độc lập như Catalan. Thứ hai, cuộc trưng cầu ở Lombardy và Veneto là hợp pháp ở Ý nên không có cảnh sát ngăn cản trong khi cuộc bỏ phiếu tại xứ Catalan bị Madrid quy kết vi hiến.

Tuy nhiên, các cuộc bỏ phiếu hôm qua là dấu hiệu cho thấy các khu vực ở Ý muốn đòi quyền tự trị từ chính quyền trung ương Rome sau khi quan sát bước đi từ sự kiện ở Catalan, Tây Ban Nha. Chính quyền Rome chẳng thu được lợi ích gì từ những đòi hỏi của các khu vực trên và nó chỉcó thể làm chia rẽ thêm sự bất đồng sâu sắc trong lòng nước Ý.

Cũng giống như Tây Ban Nha, Ý là quốc gia được hình thành trên nhiều vương quốc xa xưa. Và cũng giống như Tây Ban Nha, Ý chịu sự phân hóa xã hội giữa các vùng, thậm chí là phân hóa còn cao hơn xứ đấu bò. Trong khi miền bắc nước Ý là các thành phố công nghiệp, thời trang giàu có hơn thì miền nam đất nước hình chiếc ủng là những khu vực nghèo khó hơn.

Và giờ Lombardy và Veneto cảm thấy thiệt thòi khi phải chia sẻ quá nhiều cho ngôi nhà chung nước Ý. Lombardy với thủ phủ là kinh đô thời trang Milan mỗi năm đóng góp đến 54 tỉeuro tiền thuế cho chính quyền Rome nhưng chỉ được phân bổ 15,5 tỉeuro. Còn Veneto với thành phốdu lịch Venice cũng đóng góp ngân sách không ít. Người ta tính rằng hai khu vực của miền bắc nước Ý đã đóng góp đến 30% GDP toàn Ý và ngân sách đó được rót nhiều cho miền nam nghèo khó hơn.

Điều đó không làm cho các tỉnh miền bắc không hài lòng. Và không chỉ Lombardy và Veneto mà nó còn kéo theo sự tham gia của nhiều khu vực miền bắc khác. Một cuộc bỏ phiếu đòi quyền tự trị tương tự cũng đang được chính quyền Liguria và Emilia Romagna cân nhắc tiến hành.

Chính phủ Ý sẽ rất đau đầu nếu các tỉnh miền bắc đồng loạt đứng lên đòi quyền tự trị nhiều hơn, đòi giữ tiền thuế nhiều hơn. Nếu đồng ý, họ sẽ không có tiền để rót xuống miền nam, hố sâu ngăn cách giữa các vùng càng lớn, vai trò của trung ương càng lỏng lẻo và mầm mống phân liệt càng rõ. Nhưng nếu không đồng ý thì sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị xã hội nghiêm trọng.

Chưa khi nào mà châu Âu cảm thấy lo ngại về xu hướng đòi tách biệt như hiện giờ.

Anh Tú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đến lượt người dân Milan, Venice bỏ phiếu đòi giảm phụ thuộc vào Ý