Ngày 22.10, cuộc bầu cử sớm ở Nhật Bản được cho là một canh bạc được tính toán kỹ để Thủ tướng Shinzo Abe củng cố quyền lực, phần nào chính nhờ việc CHDCND Triều Tiên dọa nạt Nhật.

Thủ tướng Nhật Bản với 'canh bạc' bầu cử sớm

Trần Trí | 22/10/2017, 10:28

Ngày 22.10, cuộc bầu cử sớm ở Nhật Bản được cho là một canh bạc được tính toán kỹ để Thủ tướng Shinzo Abe củng cố quyền lực, phần nào chính nhờ việc CHDCND Triều Tiên dọa nạt Nhật.

Trong ngày 22.10, các phòng phiếu mở cửa từ 7 giờ sáng đến 20 giờ tối. Các kết quả sơ bộ sẽ được thông tin sau khi đóng cửa phòng phiếu, nhưng có lẽ đến rạng sáng 23.10 mới có kết quả chính thức.

Nếu mọi sự đúng theo tính toán của ông Abe, đảng cầm quyền Dân chủ tự do (LDP) của ông sẽ có thể lập một liên minh cầm quyền với Komeito, một đảng nhỏ gắn kết với đạo Phật. Hiện liên minh này chiếm hơn 2/3 trong 465 ghế Hạ viện.

Uy tín của ông Abe bị giảm 30% hồi mùa hè 2017 vì ông liên quan hai vụ tai tiếng tiêu cực. Đấy là tỉ lệ tín nhiệm thất bại kể từ khi LDP trúng cử năm 2012. Thăm dò của Reuters cho thấy gần một nửa cử tri không ủng hộ ông.

Nhưng kể từ đó, uy tín ông Abe phục hồi, phần nào nhờ một thế lực thù địch nước ngoài: Nhật Bản ngày càng đối mặt với CHDCND Triều Tiên hung hăng, đã phóng thử 3 quả tên lửa tới Nhật Bản trong tháng 8 và tháng 9, đồng thời đe dọa “đánh chìm” xứ sở Phù Tang.

Những phản ứng của vị Thủ tướng đối với sự khiêu khích của Bình Nhưỡng đã giúp sự ủng hộ ông Abe tăng trở lại, cho phép ông kêu gọi tổ chức bầu cử sớm và giải tán quốc hội Nhật hồi tháng 9. Và ông đánh cược vào phe đối lập bị chia rẽ cùng mối đe dọa từ Triều Tiên sẽ cho ông và LDPmột chiến thắng dễ dàng.

Đa số cử tri đều ủng hộ quan điểm cứng rắn của ông Abe đối với Triều Tiên, tương tự phản ứng của Mỹ là chú trọng trừng phạt và gây sức ép hơn là đối thoại.

John Nilsson-Wright, nhà nghiên cứu cấp cao về Đông Bắc Ácủa tổ chức nghiên cứu chính sách đối ngoại Chatham House (Anh) và là giảng viên khoa nghiên cứu Nhật Bản hiện đại ở đại học Cambridge, nói với Newsweek:

“Một sự thay đổi chính phủ vào lúc Bình Nhưỡng là mối đe dọa có thể quá đủ để người dân cảm thấy họ cần ở bên cạnh chính phủ này”.

Trong khi LDP được dự báo sẽ chiếm thế đa số, tỉ tệ ủng hộ ông Abe lại tiếp tục gây thất vọng. Theo thăm dò của báo Asahi Shimbun hôm 19.10, sự ủng hộ chính phủ Abe chỉ là 38 %, giảm so với tỉ lệ 40 % hồi hai tuần trước.

Giáo sư Nilsson-Wright nói: “Không hẳn cử tri quyết tâm ủng hộ ông Abemà vì họ không cảm thấy thoải mái với các đảng đối lập. Ông Abe tính rằng phe đối lập sẽ chia nhỏ số phiếu chống LDP và từ đó họ thắng nhờ các đảng khác không đủ số phiếu cần thiết”.

Vài tháng qua, phe đối lập khuynh tả trải qua nhiều rắc rối. Nhưng đảng Dân chủ Hiến pháp (CDP) mới lập ngày 2.10.2017 đã cố gắng thu hút sự ủng hộ để là đảng thu hút hàng thứ nhì, với tỉ lệ ủng hộ là 13 %, theo thăm dò của Asahi Shimbun.

Ông Abe có thể gặp một thử thách từ nữ Thị trưởng Tokyomà Yuriko Koike lập Đảng Hy vọng (cánh hữu) chỉ vài giờ trước khi ông Abe tuyên bố bầu cử sớm. Nhưng sự ủng hộ ban đầu dành cho Đảng Hy vọng đã suy giảm, tỉ lệ ủng hộ đảng này là 11 %.

Giáo sư Nilsson-Wright nói: “Cử tri Nhật rất cảnh giác những nguy hiểm. Họ biết sẽ không thể đột ngột trao an ninh quốc gia vào một đảng đối lập mới lập và chưa được thử thách”.

Sau ngày bầu cử, rào cản duy nhất để ông Abe tiếp tục ở lại nắm quyền đến năm 2021, chính là cuộc bầu cử chức chủ tịch LDP, sẽ tổ chức năm 2018. Nếu tái trúng cử, ông Abe sẽ là Thủ tướng nắm quyền lâu nhất ở Nhật Bản tính từ sau Thế chiến 2.

Từ lâu, ông Abe muốn sửa đổi Hiến pháp yêu chuộng hòa bình (do Mỹ soạn sau khi Nhật đầu hàng vô điều kiện hồi 1945). Đây là một vấn đề gây chia rẽ ở Nhật, nên từ 70 năm qua không thể có sự sửa đổi nào.

Hồi tháng 5, Thủ tướng Abe nói ông muốn sửa đổi Hiến pháp Nhật từ năm 2020, đặc biệt chú trọng làm rõ vai trò của Cục phòng vệ Nhật Bản (SDF) trong Hiến pháp mới. Điều khoản 9 cấm Nhật tham chiến từ lâu là nguồn gốc những tranh cãi trong chính trường Nhật Bản.

Điều khoản này được nhiều người hiểu là chỉ cho phép Nhật có quân đội chỉ để phòng thủ. Theo ông Abe, nội dung điều khoản phải làm rõ, để hợp thức hóa sự hiện hữu của SDF.

Giáo sư Nilsson-Wright nói: “Xem ra ông Abe chú trọng việc đạt được sự sửa đổi này. Ông ấy muốn là Thủ tướng đầu tiên thời hậu chiến phá được sự bế tắc, sửa đổi đôi chút để tạo một biểu tượng, một di sản của ông ấy”.

Bích Ngọc (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Nhật Bản với 'canh bạc' bầu cử sớm