Từ Grab đến Toyota, nhiều doanh nghiệp nước ngoài phải đối mặt với sự gián đoạn và không chắc chắn sau cuộc đảo chính ở Myanmar.

Cuộc đảo chính ở Myanmar khiến Grab, Toyota và nhiều công ty nước ngoài chao đảo

Nhân Hoàng | 01/02/2021, 18:21

Từ Grab đến Toyota, nhiều doanh nghiệp nước ngoài phải đối mặt với sự gián đoạn và không chắc chắn sau cuộc đảo chính ở Myanmar.

Việc quân đội Myanmar lật đổ chính quyền của bà Aung San Suu Kyi khiến các công ty nước ngoài hoạt động tại quốc gia Đông Nam Á chao đảo.

Cộng đồng quốc tế đã bắt đầu lo ngại về việc quân đội Myanmar lật đổ chế độ dân chủ. Các công ty nước ngoài đã đầu tư vào Myanmar với hy vọng việc chấm dứt chế độ quân sự sẽ mở ra cơ hội kinh doanh, nay có thể buộc phải xem xét lại chiến lược của họ tại nước này.

Hy vọng về dân chủ hóa được dấy lên sau khi Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), do bà Suu Kyi lãnh đạo, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015. Kể từ đó, các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm nhiều công ty đa quốc gia của Nhật Bản, đã tăng cường đầu tư vào Myanmar.

Theo thống kê của cơ quan Chính phủ Myanmar, số vốn đầu tư của Nhật Bản được Myanmar phê duyệt trong năm tính đến tháng 9.2020 là khoảng 768 triệu USD, đứng thứ ba sau Singapore và Hồng Kông. Một số khoản đầu tư từ Singapore, gồm cả các khoản đầu tư của các công ty Nhật Bản thông qua các đơn vị ở Singapore.

Với thông tin hạn chế về biến động chính trị và thông tin liên lạc kém giữa nước ngoài và trong nước Myanmar, các công ty vội vã thu thập thông tin và xác nhận sự an toàn của nhân viên địa phương lẫn người nước ngoài. Một số hoạt động cũng bị gián đoạn.

Công ty Grab (có trụ sở tại Singapore) nói với trang Nikkei rằng các dịch vụ của họ ở Myanmar tạm thời không khả dụng do mạng di động kém. Người phát ngôn Grab cho biết: “Chúng tôi sẽ thông báo bất kỳ thông tin cập nhật nào về tính khả dụng của dịch vụ thông qua ứng dụng Grab hoặc trên trang Facebook chính thức của chúng tôi”.

Một đại diện Toyota Motor (nhà sản xuất ô tô Nhật Bản) cho biết công ty đang cập nhật thông tin mới nhất về doanh số bán hàng của họ tại Myanmar cũng như về nhân viên.

Toyota Motor, trước đó đã thông báo rằng sẽ mở nhà máy đầu tiên tại Myanmar trong tháng này tại Đặc khu Kinh tế Thilawa thuộc ngoại ô phía nam Yangon, nói đang chuẩn bị cho việc sản xuất theo kế hoạch.

Toyota Motor đã chủ động bán ô tô tại Myanmar kể từ năm 2014, dựa vào nhập khẩu từ các nước láng giềng. Tuy nhiên, doanh số bán hàng tăng nhanh đã thúc đẩy quyết định lắp ráp xe bán tải Hilux ở Myanmar.

Sản xuất ô tô ở Myanmar từ năm 2013, Suzuki Motor chưa nhận được báo cáo từ đơn vị địa phương về tác động với hoạt động của công ty. Suzuki Motor là công ty tiên phong sản xuất ô tô tại Myanmar. Trước đó, hãng sản xuất ô tô Nhật Bản này cũng cho biết sẽ xây một nhà máy mới vào tháng 9.2021 tại Đặc khu Kinh tế Thilawa.

cuoc-dao-chinh-o-myanmar-khien-grab-toyota-chao-chao.jpg
Nhà máy của Suzuki Thilawa Motor ở ngoại ô Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar

Mitsubishi đã nói với các nhân viên của mình tại Myanmar hãy đặt sự an toàn của họ lên hàng đầu và ở nhà. Người phát ngôn Mitsubishi nói rằng công ty đã xác nhận các công nhân của họ an toàn nhưng vẫn đang xem xét các tác động có thể xảy ra với hoạt động kinh doanh.

Mitsubishi đã công bố hợp đồng xe lửa vào tháng 12 với Myanma Railways do nhà nước điều hành. Công ty cũng tham gia vào hoạt động của sân bay Mandalay và dự án phát triển đô thị Yoma Central.

Bán máy móc nông nghiệp và phân bón, Mitsui & Co cho biết đang khuyến khích nhân viên của mình ở Myanmar làm việc tại nhà và đang xem xét tác động.

Sở hữu nhà máy bia Myanmar và Mandalay, Kirin cho biết "nhận thức được những diễn biến chính trị gần đây ở Myanmar và đang theo dõi tình hình chặt chẽ.

"Các nhà máy bia đang hoạt động nhưng chúng tôi có kế hoạch ngừng sản xuất nếu có bất kỳ lệnh nào từ nhà chức trách”, Kirin cho hay.

Kasikornbank, ngân hàng lớn thứ tư Thái Lan về tài sản, nói với trang Nikkei rằng cuộc đảo chính có thể không ảnh hưởng đến hoạt động của họ.

Các nhân viên người Thái của ngân hàng tại Yangon đã được yêu cầu trở lại Thái Lan làm việc trước cuộc đảo chính do đại dịch COVID-19 hoành hành ở Myanmar. Nhân viên địa phương cũng được lựa chọn để làm việc tại nơi ở.

"Về hoạt động của ngân hàng tại Myanmar, chúng tôi đang theo dõi tình hình chặt chẽ", ngân hàng Kasikornbank cho biết.

Dù vậy, sau cuộc đảo chính sáng 1.2, các ngân hàng đã bị đóng cửa trên toàn quốc. Người dân ở Yangon xếp hàng dài chờ rút tiền mặt nhưng nhiều máy ATM không hoạt động. Dịch vụ điện thoại và internet di động ở Yangon đã ngừng hoạt động vào sáng 2.1.

Indorama Ventures, nhà sản xuất nhựa polyethylene terephthalate (PET) lớn nhất thế giới được sử dụng cho chai nhựa, cũng nói cuộc đảo chính không ảnh hưởng đến hoạt động của họ tại Myanmar.

Pakaimas Vierra, Chủ tịch Hiệp hội Hợp tác Kinh tế và Văn hóa Thái – Myanmar (hay TMCECA), nói các trạm kiểm soát biên giới gần thành phố Chiangrai, cực bắc Thái Lan đã được mở cửa trở lại sau khi bị đóng cửa trong thời gian ngắn.

Pakaimas Vierra chia sẻ với trang Nikkei: “Biên giới đã đóng cửa vào khoảng 10 giờ 30 và được mở lại vào lúc 13 giờ 30 sau vài giờ đàm phán do quân đội Thái Lan dẫn đầu. Tất cả các hoạt động kinh doanh thương mại biên giới đã trở lại. Hàng hóa tiêu thụ, bao gồm cả dầu, đã được vận chuyển như bình thường".

Supant Mongkolsuthree, Chủ tịch Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan, cho biết thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Myanmar khó có thể thấy bất kỳ tác động tiêu cực nào nhưng họ sẽ theo dõi chặt chẽ sự thay đổi chính trị này.

Quân đội Myanmar đã nắm quyền hôm 1.2 trong cuộc đảo chính chống lại chính phủ được bầu cử dân chủ của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, người bị giam giữ cùng các nhà lãnh đạo khác ở Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) trong các cuộc đột kích vào sáng sớm.

Quân đội Myanmar cho biết đã tiến hành bắt giữ bà Aung San Suu Kyi để đối phó với "gian lận bầu cử", giao quyền lực cho Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing và áp đặt tình trạng khẩn cấp trong 1 năm. Đây là tuyên bố trên đài truyền hình thuộc sở hữu của quân đội.

Bài liên quan
Quân đội Myanmar đảo chính, nắm chính quyền, bắt nhà lãnh đạo Suu Kyi
Quân đội Myanmar đã nắm quyền hôm 1.2 trong cuộc đảo chính chống lại chính phủ được bầu cử dân chủ của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, người bị giam giữ cùng các nhà lãnh đạo khác ở Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) trong các cuộc đột kích vào sáng sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc đảo chính ở Myanmar khiến Grab, Toyota và nhiều công ty nước ngoài chao đảo