Hôm 1.12, Trung Quốc cho biết đã "ghi nhận" cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar và hy vọng rằng tất cả các bên có thể xử lý phù hợp sự khác biệt của họ theo hiến pháp và duy trì sự ổn định.

Trung Quốc từ chối lên án cuộc đảo chính ở Myanmar sau khi Ngoại trưởng Vương Nghị gặp Tổng Tư lệnh Aung Hlaing

Nhân Hoàng | 01/02/2021, 15:00

Hôm 1.12, Trung Quốc cho biết đã "ghi nhận" cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar và hy vọng rằng tất cả các bên có thể xử lý phù hợp sự khác biệt của họ theo hiến pháp và duy trì sự ổn định.

Chúng tôi đã ghi nhận những gì đã xảy ra ở Myanmar và đang trong quá trình tìm hiểu thêm về tình hình”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Uông Văn Bân nói trong một cuộc họp báo hàng ngày tại Bắc Kinh.

Trung Quốc là một nước láng giềng thân thiện của Myanmar. Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên ở Myanmar có thể xử lý phù hợp những khác biệt của họ theo hiến pháp và khuôn khổ pháp lý, đồng thời bảo vệ sự ổn định chính trị và xã hội ”, ông Uông Văn Bân nói thêm.

Tháng 1.2021, Ngoại trưởng Trung Quốc - Vương Nghị đã gặp chỉ huy quân sự Myanmar - Min Aung Hlaing, người hiện đã nắm chính quyền sau cuộc đảo chính, trong chuyến thăm nước này.

Khi được hỏi liệu Min Aung Hlaing có ám chỉ rằng có thể đảo chính trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị hay Trung Quốc sẽ lên án cuộc đảo chính hay không, Uông Văn Bân nhắc lại tuyên bố trước đó của mình.

Trung Quốc từ lâu đã đóng vai trò quan trọng với Myanmar trước đây, luôn sát cánh bên nước này trong suốt thời gian trước đây là chế độ độc tài quân sự, nhưng cũng hợp tác chặt chẽ với Aung San Suu Kyi khi bà trở thành nhà lãnh đạo.

Suu Kyi đã bị bắt giữ cùng với các lãnh đạo khác của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà trong các cuộc đột kích vào sáng sớm 2.1.

Trung Quốc có lợi ích kinh tế chiến lược ở Myanmar, với các đường ống dẫn dầu và khí đốt chính chạy qua nước này.

Ngày 12.1, Ngoại trưởng Vương Nghị và Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar - Min Aung Hlaing đã nhất trí xây dựng Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Myanmar (CMEC) nhằm tăng cường hợp tác song phương.

Trong đó có một mạng lưới vận tải và các dự án khác đi qua các khu vực nơi phe nhóm dân tộc thiểu số thường chiến đấu với lực lượng chính phủ. Giao tranh ở đông bắc Myanmar đôi khi khiến những người tị nạn chạy trốn qua biên giới vào Trung Quốc, trước sự tức giận của Bắc Kinh.

trung-quoc-tu-choi-len-an-cuoc-dao-chinh-o-myanmar(1).jpg
Ngoại trưởng Vương Nghị gặp Tướng Min Aung Hlaing ngày 12.1 ở Myanmar

Trung Quốc hy vọng CMEC sẽ được thực hiện đầy đủ sau khi Myanmar thành lập chính phủ mới giúp nước này hồi sinh và phát triển, đồng thời tin tưởng rằng quân đội sẽ hỗ trợ quá trình này.

Trung Quốc cho biết cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ Myanmar bảo vệ lãnh thổ, danh tiếng và quyền hợp pháp của quốc gia, ủng hộ Myanmar theo đuổi con đường phát triển phù hợp với điều kiện của đất nước và ủng hộ quân đội Myanmar đóng vai trò tích cực trong tiến trình phát triển của nước này.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng quyết định cung cấp hỗ trợ vắc xin ngừa COVID-19 và thiết bị y tế nhằm giúp Myanmar đối phó với đại dịch.

Về phần mình, Tổng Tư lệnh Min Aung Hlaing bày tỏ vui mừng trước sự vươn lên của Trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời khẳng định tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực với Trung Quốc, ủng hộ lập trường của nước này trong vấn đề liên quan đến Đài Loan, Hồng Kông và Tân Cương.

Ông Vương Nghị là Bộ trưởng Ngoại giao nước ngoài đến Myanmar kể từ sau khi NLD giành thắng lợi trong cuộc bầu cử hồi tháng 11.2020.

Trong chuyến thăm Myanmar ngày 11.1, Ngoại trưởng Vương Nghị còn có các cuộc gặp với bà Aung San Suu Kyi (cố vấn nhà nước Myanmar) và Tổng thống Win Myint.

quan-doi-myanmar-dao-chinh-nam-chinh-quyen2.jpg
Bà Aung San Suu Kyi kêu gọi công chúng phản đối cuộc đảo chính ở Myanmar

Mới đây, Aung San Suu Kyi đã kêu gọi công chúng phản đối cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, vài giờ sau khi bà và các nhân vật khác của NLD bị quân đội giam giữ.

Bị bắt giữ trong cuộc đột kích sáng sớm 2.1, Aung San Suu Kyi
cho biết quân đội đang cố gắng tái áp đặt chế độ độc tài. “Tôi kêu gọi mọi người không chấp nhận điều này, hãy hưởng ứng và toàn tâm toàn ý phản đối cuộc đảo chính của quân đội”, một tuyên bố thay mặt bà viết.

Truyền hình quân đội vào sáng thứ 2.1 loan báo rằng quân đội Myanmar đã nắm quyền kiểm soát đất nước trong 1 năm, quyền lực được giao cho Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing. Nó cho biết quân đội đã ban bố tình trạng khẩn cấp và bắt giữ các nhà lãnh đạo cấp cao của chính phủ do "gian lận" trong cuộc bầu cử vào tháng 11.2020.

Dịch vụ điện thoại và internet di động ở Yangon đã ngừng hoạt động vào sáng 2.1. Các xe tải quân sự, trong đó có một chiếc chở hàng rào thép gai, đậu bên ngoài Tòa thị chính ở Yangon. Đài truyền hình MRTV của nhà nước cho biết đã không thể phát sóng.

Các ngân hàng đã tạm ngừng dịch vụ nhưng cho biết họ sẽ mở cửa trở lại từ 2.2. Người dân ở Yangon xếp hàng dài chờ rút tiền mặt nhưng nhiều máy ATM không hoạt động. Các siêu thị cũng đông đúc người đổ xô đến mua hàng tích trữ.

Các công ty nước ngoài như gã khổng lồ bán lẻ Aeon (Nhật Bản), công ty thương mại POSCO International (Hàn Quốc) và hãng viễn thông Telenor (Na Uy) đã cố gắng tiếp cận nhân viên ở Myanmar để đánh giá tình hình hỗn loạn.

Những người ủng hộ quân đội đã ăn mừng cuộc đảo chính, diễu hành qua Yangon bằng xe bán tải và vẫy cờ quốc gia.

Hôm nay là ngày mà mọi người hạnh phúc”, nhà sư dân tộc chủ nghĩa nói với đám đông trong video được đăng trên Facebook.

Sau khi đảo chính, quân đội Myanmar cách chức 24 bộ trưởng và thứ trưởng trong chính quyền của bà Suu Kyi., chỉ định 11 người thay thế.

Các quan chức mới được bổ nhiệm phụ trách lĩnh vực tài chính, y tế, thông tin, đối ngoại, quốc phòng, biên giới và nội vụ.


quan-doi-myanmar-dao-chinh-nam-chinh-quyen.jpg
quan-doi-myanmar-nam-quyen.jpg
Xe quân sự Myanmar được nhìn thấy bên trong Tòa thị chính ở Yangon ngày 1.2

Không như Trung Quốc, các nhà lãnh đạo và các chuyên gia nhân quyền trên khắp thế giới lên án cuộc đảo chính của quân đội Myanmar.

Trong đó, Ngoại trưởng Mỹ - Antony Blinken kêu gọi quân đội Myanmar trả tự do cho nhà lãnh đạo dân sự - Aung San Suu Kyi và những người khác bị giam giữ trong các cuộc đột kích sáng 1.2 ở nước này.

Antony Blinken cho biết Mỹ bày tỏ mối quan tâm trước các báo cáo về việc giam giữ các quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự.

Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo quân sự Myanmar thả tất cả các quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự, tôn trọng ý chí của người dân Myanmar như đã được thể hiện trong cuộc bầu cử dân chủ vào ngày 8.11. Mỹ sát cánh cùng người dân Myanmar trong khát vọng dân chủ, tự do, hòa bình và phát triển. Quân đội phải đảo ngược những hành động này ngay lập tức”, ông Blinken nói.

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đã được thông báo tóm tắt về vụ bắt giữ bà Suu Kyi.

Phát ngôn viên Nhà Trắng - Jen Psaki tuyên bố: “Mỹ phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi kết quả của các cuộc bầu cử gần đây hoặc cản trở quá trình chuyển đổi dân chủ ở Myanmar và sẽ có hành động chống lại những người chịu trách nhiệm nếu các bước này không được đảo ngược”.

Chính phủ Úc cho biết “quan ngại sâu sắc trước các báo cáo rằng quân đội Myanmar một lần nữa đang tìm cách giành quyền kiểm soát Myanmar” và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho các nhà lãnh đạo bị bắt giữ bất hợp pháp.

Thủ tướng Anh - Boris Johnson lên án cuộc đảo chính ở Myanmar sau khi quân đội nước này nắm chính quyền, nói rằng bà Aung San Suu Kyi và các nhà lãnh đạo dân sự khác phải được trả tự do.

"Tôi lên án cuộc đảo chính và việc bỏ tù bất hợp pháp thường dân, bao gồm cả bà Aung San Suu Kyi ở Myanmar. Lá phiếu của người dân phải được tôn trọng và các nhà lãnh đạo dân sự được giải phóng", ông Johnson viết trên Twitter.

Ngoại trưởng Anh - Dominic Raab cũng nói thêm lời lên án về tình trạng khẩn cấp mà quân đội Myanmar đã áp đặt khi viết trên Twitter: “Các mong muốn dân chủ của người dân Myanmar phải được tôn trọng và Quốc hội được triệu tập lại một cách hòa bình".

Quốc hội mới của Myanmar dự định nhóm họp lần đầu tiên vào ngày 1.2 kể từ cuộc bầu cử hồi tháng 11.2020 mà đảng của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng. NLD đã giành đủ số ghế trong Quốc hội (83% số ghế hiện có trong cuộc bầu cử, cụ thể là 346/412) để thành lập chính phủ dân sự vào tháng 11, nhưng quân đội nói rằng cuộc bỏ phiếu là gian lận. 

Quân đội Myanmar nói phát hiện 8,6 triệu trường hợp gian lận. Tuần trước, Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing đã chỉ ra “sự thiếu trung thực và không công bằng” trong cuộc bầu cử, theo phát ngôn viên quân đội - thiếu tướng Zaw Min Tun. Quân đội Myanmar phản đối kết quả, đệ đơn khiếu nại lên Tòa án Tối cao chống lại tổng thống và chủ tịch ủy ban bầu cử.

Ủy ban bầu cử Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc của quân đội về gian lận phiếu bầu.

Hiến pháp được công bố vào năm 2008 sau nhiều thập kỷ cai trị của quân đội, dành 25% số ghế trong Quốc hội cho quân đội và quyền kiểm soát ba bộ chủ chốt trong chính quyền của bà Suu Kyi.

Xe tăng và chướng ngại vật xuất hiện đầy Thủ đô Naypyidaw, Myanmar sau cuộc đảo chính:

Bài liên quan
Quân đội Myanmar đảo chính, nắm chính quyền, bắt nhà lãnh đạo Suu Kyi
Quân đội Myanmar đã nắm quyền hôm 1.2 trong cuộc đảo chính chống lại chính phủ được bầu cử dân chủ của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, người bị giam giữ cùng các nhà lãnh đạo khác ở Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) trong các cuộc đột kích vào sáng sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc từ chối lên án cuộc đảo chính ở Myanmar sau khi Ngoại trưởng Vương Nghị gặp Tổng Tư lệnh Aung Hlaing