Scott Bade, cây viết thuộc Dự án các vấn đề toàn cầu của trang TechCrunch, so sánh tác động từ các cuộc đàn áp công nghệ của Mỹ và Trung Quốc, xem xét các hậu quả địa chính trị về các phương pháp tiếp cận tương ứng ở mỗi quốc gia.

Cuộc đàn áp các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc, Mỹ tạo tiền đề cho giai đoạn cạnh tranh khốc liệt tiếp theo

Sơn Vân | 21/11/2021, 16:30

Scott Bade, cây viết thuộc Dự án các vấn đề toàn cầu của trang TechCrunch, so sánh tác động từ các cuộc đàn áp công nghệ của Mỹ và Trung Quốc, xem xét các hậu quả địa chính trị về các phương pháp tiếp cận tương ứng ở mỗi quốc gia.

Đây không phải là thời điểm tốt để trở thành một gã khổng lồ công nghệ ở Trung Quốc và Mỹ. Ở Trung Quốc, một số ít hãng công nghệ cao từng có thể hoạt động tương đối độc lập. Các nhà lãnh đạo công nghệ như Jack Ma của Alibaba (thương mại điện tử) và Jean Liu của Didi (hãng gọi xe) từng trở thành biểu tượng toàn cầu về sự đổi mới của Trung Quốc. Nay, điều đó không còn nữa.

Sau khi Jack Ma có bài phát biểu chỉ trích các cơ quan quản lý Trung Quốc vào năm ngoái, đợt IPO kỷ lục của công ty công nghệ tài chính Ant Group (thuộc Alibaba) đã bị đình chỉ và ông biến mất nhiều tháng. Alibaba sau đó bị phạt rất nhiều lần vì vi phạm chống độc quyền.

Tính từ năm ngoái, Alibaba đã mất khoảng 20% giá trị tương ứng, tổng cộng lên tới hơn 300 tỉ USD. Trong khi đó, cổ phiếu Didi đã giảm 40% sau khi ứng dụng bị gỡ khỏi các cửa hàng ứng dụng quốc gia này. Lý do ứng dụng Didi Chuxing vi phạm luật pháp nghiêm trọng qua việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân bất hợp pháp, theo Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc.

Gần đây hơn, các nhà quản lý Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế mới với edtech (ứng dụng công nghệ trong giáo dục) và game, đồng thời cấm hoàn toàn tiền điện tử.

Các ông trùm công nghệ Mỹ có thể có quyền tự do, nhưng họ và các doanh nghiệp của mình cũng đang bị chính phủ giám sát. Những người ủng hộ chống độc quyền hàng đầu như Lina Khan, Tim Wu và Jonathan Kanter đều đã đảm nhận các vai trò cấp cao trong chính quyền Tổng thống Biden. Trong khi đó Quốc hội Mỹ đang xem xét luật mới sẽ điều chỉnh công nghệ về các vấn đề từ quyền riêng tư đến giới hạn độ tuổi.

Ở cả Trung Quốc và Mỹ (chưa kể EU, nơi chiến đấu với những gã khổng lồ công nghệ trong nhiều năm), sự đồng thuận ngày càng rõ ràng: Các hãng công nghệ lớn đã phát triển quá mạnh và quá khó vượt qua. Chính phủ, các chính trị gia trên toàn cầu tin rằng, bây giờ phải thực hiện một số biện pháp kiểm soát nhân danh lợi ích công cộng. Với những người sáng lập, giám đốc điều hành và nhà đầu tư, rủi ro chính trị chưa bao giờ cao hơn thế.

cuoc-dan-ap-cac-hang-cong-nghe-lon-cua-trung-quoc-va-my.jpg
Cuộc đàn áp các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc và Mỹ hoàn toàn khác nhau

Nhìn bề ngoài thì cả hai cuộc đàn áp đều giống nhau, nhưng tác động của chiến lược chống độc quyền của hai quốc gia hoàn toàn khác. Ở Trung Quốc, việc thực thi chống độc quyền đang được coi là đầu nhọn cây gậy của chính quyền. Tuy nhiên, các mục tiêu của phong trào chống độc quyền ở Mỹ không đồng nhất.

Trung Quốc đang thực hiện hành động quyết định trong khi Mỹ mới bắt đầu. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc áp dụng biện pháp bảo mật dữ liệu và hạn chế thời gian trẻ em sử dụng thiết bị là những yếu tố giúp thực hiện chương trình nghị sự thực sự của họ: Kiểm soát hoàn toàn kinh tế và chính trị. Ở một quốc gia thực sự không có xã hội dân sự độc lập, lĩnh vực công nghệ là một trong số ít những nơi mà quyền lực được tích tụ bên ngoài chính quyền. Trong chế độ của Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình, những nguồn quyền lực độc lập như vậy là không thể chấp nhận được. Thông điệp rất rõ ràng: Tuân theo đường lối của đảng hoặc đối mặt với sức mạnh từ nhà nước Trung Quốc.

Hãy thử phóng chiếu sức mạnh của Trung Quốc. Từ lâu, Trung Quốc đã nhắm đến việc kiểm soát thế hệ công nghệ tiếp theo, tích cực chuyển sang thiết lập các tiêu chuẩn cho một loạt các ngành và lĩnh vực quan trọng, từ 5G, AI đến năng lượng tái tạo và sản xuất tiên tiến như một phần của dự án Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035.

Trong khi một phần quan trọng của chiến lược này là âm thầm chi phối các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, Trung Quốc thừa nhận rằng việc kiểm soát các công ty phát triển các công nghệ này cũng rất quan trọng. Huawei, Xiaomi và TikTok có thể không chủ động theo dõi người dùng phương Tây như nhiều chính trị gia lo ngại, nhưng việc sử dụng chúng càng rộng rãi thì các tiêu chuẩn của Trung Quốc càng trở thành mặc định trên toàn cầu.

Do đó, số phận Jack Ma tương phản với gia đình sáng lập Huawei, nhà lãnh đạo 5G của Trung Quốc.

Jack Ma có thể là đảng viên, nhưng sự thành công của Huawei trong việc biến công nghệ Trung Quốc trở thành bộ công cụ 5G mặc định ở nhiều nước trên thế giới đã tạo ra uy tín cho chính quyền ông Tập Cận Bình.

Huawei tất nhiên đã đánh đổi sự thân thiết với Bắc Kinh (việc chọn Huawei đồng nghĩa với việc bỏ phiếu tín nhiệm ở Trung Quốc) nhưng sẵn sàng chịu đựng rủi ro. Lo ngại về mối quan hệ với các dịch vụ an ninh của Trung Quốc đã khiến Huawei trở thành mục tiêu trong một chiến dịch đàn áp từ Mỹ, mà đỉnh điểm là vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Chu, con gái của người sáng lập Huawei) ở Canada vì cáo buộc Huawei vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.

Lòng trung thành của Huawei với Trung Quốc đã được đáp trả. Trung Quốc đã bắt giữ hai người Canada và tận dụng thành công việc giam giữ họ để biến thành thỏa thuận trả tự do cho Meng Wanzhou. Nếu chính quyền Trung Quốc không biết ơn Huawei thì mọi chuyện có thể đã khác. Đó là bài học cho các ông trùm công nghệ khác của Trung Quốc?

Cuộc đàn áp của Trung Quốc đã làm lạnh việc đầu tư, lãng phí tài năng và có lẽ giết chết tinh thần kinh doanh đã xây dựng nên lĩnh vực công nghệ đáng gờm của nước này. Song rõ ràng nó đã thành công trong việc đưa những gã khổng lồ công nghệ phục vụ quyền lực của Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc đang thúc giục những gã khổng lồ công nghệ của mình phục vụ lợi ích quốc gia thì Mỹ làm gì? Các tổ chức tín nhiệm của Mỹ có thể lo ngại về sức mạnh công nghệ đang ngày càng gia tăng, nhưng họ hầu như không có tầm nhìn chiến lược về lĩnh vực cạnh tranh hơn sẽ như thế nào.

Trong khi những gã khổng lồ công nghệ đôi khi đưa ra lập luận (đáng tin cậy) rằng quy mô của họ là yếu tố cần thiết cho khả năng cạnh tranh của Mỹ, cả họ và chính phủ đều không coi họ là tác nhân của sức mạnh Mỹ. Thật vậy, bạn sẽ khó xác định liệu Quốc hội Mỹ có coi những gã khổng lồ công nghệ hay Trung Quốc là đối thủ lớn hơn.

Hy vọng của những người ủng hộ chống độc quyền là việc thoái vốn hoặc ít nhất là điều chỉnh các công ty như Google và Apple sẽ cho phép sự cạnh tranh lớn hơn, từ đó sẽ có lợi hơn cho chính trị gia và lĩnh vực công nghệ của Mỹ. Thế nhưng trong khi việc tách Amazon Web Services khỏi Amazon hoặc Instagram khỏi Facebook có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, liệu nó có giúp Mỹ duy trì vị thế công nghệ hay không? Điều này hoàn toàn không rõ ràng.

Đến nay, hệ thống tư bản chủ nghĩa của Mỹ (cởi mở, phẳng, dân chủ) đã sản sinh ra những nhà đổi mới tốt nhất trong lịch sử thế giới. Hệ thống đã được hưởng lợi từ nghiên cứu do chính phủ hỗ trợ nhưng ngành công nghiệp này đã thành công dù các hiệp hội chính phủ không phải vì nó. Đó là một điều tốt – nhiều công ty Mỹ được tin cậy trên toàn thế giới bởi họ được biết là tuân thủ pháp quyền chứ không phải sự thăng trầm của bất kỳ chính quyền nào nắm quyền.

Cuộc chạy đua công nghệ Mỹ-Trung hứa hẹn sẽ kiểm tra cơ bản tiền đề này: Liệu một ngành công nghiệp phi tập trung, không có sự phối hợp hoạt động độc lập với chính phủ có thể duy trì lợi thế của mình trước một ngành đang được điều khiển bởi một siêu cường không?

Scott Bade vẫn lạc quan rằng sự đổi mới của Mỹ và các nước đồng minh sẽ thành công hơn. Sự cởi mở tạo ra sự khéo léo. Tập trung vào cạnh tranh cho thấy một sự bùng nổ sắp tới.

Thế nhưng điều đó không có nghĩa là không có chỗ cho ít nhất là một chiến lược quốc gia hạn chế. Scott Bade không nói Mỹ cần một chính sách công nghiệp như Trung Quốc; xét cho cùng, mô hình từ trên xuống của Trung Quốc đã tạo ra phung phí lớn có thể đè nặng nền kinh tế của nước này trong nhiều thập kỷ. Tâm lý thẳng thừng “đàn áp các hãng công nghệ lớn” có thể gây hại nhiều hơn lợi.

Thay vào đó, các nhà lập pháp Mỹ (đang đi theo quan điểm của châu Âu về chống độc quyền) nên làm việc xuyên Đại Tây Dương để phát triển một khuôn khổ hợp lý cho các tiêu chuẩn cạnh tranh toàn cầu. Hội đồng Công nghệ và Thương mại Mỹ - Liên minh châu Âu (EU) mới và nhóm Quad (Mỹ, Anh, Úc, Ấn Độ) có thể đặt nền tảng để tạo ra một khối công nghệ dân chủ chân chính, vừa thúc đẩy hợp tác vừa duy trì cuộc chơi công bằng.

Cách thức trung gian này - cung cấp sự hỗ trợ của chính phủ mà không quyết định kết quả thương mại - được ưu tiên hơn. Đây cũng là chính sách tốt nhất để cung cấp lan can cho ngành công nghệ của Mỹ mà không làm lu mờ tinh thần kinh doanh của họ.

Khi xem xét cách xử lý cạnh tranh công nghệ hiện nay, Quốc hội và chính quyền Mỹ nên nhớ rằng đó không chỉ là việc khắc phục những tác hại hiện tại mà còn là việc lập biểu đồ tương lai của chính công nghệ Mỹ. Không có gì tệ hơn vai trò lãnh đạo kinh tế của Mỹ đang bị đe dọa.

Xem thêm: Cuộc đàn áp các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc, Mỹ tạo tiền đề cho giai đoạn cạnh tranh khốc liệt tiếp theo

Bài liên quan
Trung Quốc đàn áp các trình duyệt di động nổi tiếng, bắt kiểm soát thông tin hỗn loạn
Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc cho biết sẽ tiến hành điều chỉnh các trình duyệt di động nước này để giải quyết mối quan tâm của xã hội về "sự hỗn loạn thông tin” được xuất bản trực tuyến.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
32 phút trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc đàn áp các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc, Mỹ tạo tiền đề cho giai đoạn cạnh tranh khốc liệt tiếp theo