Chiều 7.3, UBND TP.HCM phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2.2022.

Công an TP.HCM điều tra nhiều vụ liên quan vấn đề hỗ trợ an sinh xã hội để trục lợi

Tú Viên | 07/03/2022, 18:35

Chiều 7.3, UBND TP.HCM phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2.2022.

Phát biểu tại buổi họp báo, đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó giám đốc Công an TP.HCM cho biết, đối với tội phạm lợi dụng công tác phòng chống dịch COVID-19, đến nay Công an TP.HCM phát hiện, điều tra rất nhiều vụ việc, chủ yếu trong việc hỗ trợ an sinh xã hội để trục lợi; trục lợi thông qua tiêm vắc xin, vật tư y tế, thuốc men trong phòng chống dịch; vi phạm đấu thầu trong mua sắm trang thiết bị vật tư y tế và đưa nhận hối lội…

lanh-dao-cong-an-tphcm_bcjo.jpeg
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó giám đốc Công an TP.HCM phát biểu tại buổi họp báo

Ông Quang cho biết, Công an TP.HCM đã phát hiện và xử lý các vụ việc trên từng mảng, như có vụ việc lợi dụng an sinh xã hội để trục lợi và đã khởi tố, xử lý nghiêm theo Luật Hình sự để răn đe chung.

Mảng thứ hai mà Công an TP.HCM đã phát hiện và xử lý là trục lợi thông qua tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Mảng thứ ba là trục lợi thông qua mua vật tư y tế như các vụ việc chiếm đoạt thuốc Molnupiravir để bán ra thị trường, sản xuất thuốc giả. Đặc biệt là vụ việc vi phạm Luật Đấu thầu có dấu hiệu trục lợi và có dấu hiệu đưa hối lộ ở Bệnh viện Thủ Đức.

Đại tá Nguyễn Sỹ Quang khẳng định hầu hết các vụ án đến nay đã có kết luận điều tra, chuyển qua Viện kiểm sát và Tòa án để xử lý. Còn một số vụ hiện nay đang trong quá trình điều tra và mở rộng vụ án, như vụ Bệnh viện Thủ Đức.

Phó giám đốc Công an TP.HCM thông tin thêm, đối với các đối tượng lừa đảo qua ứng dụng mua hàng, lừa đảo qua mạng xã hội, đầu tư tiền ảo… Công an TP.HCM đã tiếp nhận điều tra 33 vụ việc, trong đó đã khởi tố 2 vụ.

"Thủ đoạn chính của các đối tượng là đánh vào lòng tham của bị hại. Do đó, người dân cần hết sức cảnh giác, không có việc gì nhẹ nhàng, đầu tư ít tiền mà nhận được siêu lợi nhuận như các đối tượng cam kết. Ngoài ra, pháp luật hiện nay cũng chưa công nhận đầu tư tiền ảo nên khi người dân tham gia đầu tư sẽ có nhiều rủi ro. Khi gặp những trường hợp này người dân cần nhanh chóng báo với cơ quan công an gần nhất để kịp thời tiếp nhận xử lý", ông Quang nhắn nhủ.

Chiều 15.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Vũ Phong (Giám đốc Công ty Nam Phong) và Trương Thị Bảo Trân (nhân viên Phòng Vật tư Bệnh viện TP.Thủ Đức) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Việt Á, Bệnh viện TP.Thủ Đức và Công ty Nam Phong.

Từ tháng 8.2021 đến 12.2021, Phạm Vũ Phong - Giám đốc Công ty Nam Phong đã chi cho Trương Thị Bảo Trân - nhân viên Phòng Vật tư Bệnh viện TP.Thủ Đức hơn 990 triệu đồng. Để hợp thức hóa cho hồ sơ chỉ định thầu, Bệnh viện Thủ Đức yêu cầu và hướng dẫn Công ty Nam Phong làm 3 bảng báo giá do các công ty của người quen Phong đứng tên.

Sau khi hợp thức hóa thủ tục chỉ định thầu cho Công ty Nam Phong, đồng thời nâng đơn giá bán kit test do Công ty Việt Á sản xuất để hưởng hoa hồng từ 30-40% trên giá trị hợp đồng, tương đương số tiền gần 11 tỉ đồng, gây thiệt hại cho Bệnh viện TP.Thủ Đức, cũng là tài sản Nhà nước đối với toàn bộ số tiền này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công an TP.HCM điều tra nhiều vụ liên quan vấn đề hỗ trợ an sinh xã hội để trục lợi