Sáng 22.5, Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14 chính thức khai mạc dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: ‘Phải nâng cao chất lượng giải trình’

Trí Lâm | 22/05/2017, 10:20

Sáng 22.5, Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14 chính thức khai mạc dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, tình hình kinh tế thời gian qua đạt những kết quả tích cực, cơ bản ổn định, tăng trưởng tiếp tục đà phục hồi. Trong đó sản xuất nông, lâm thủy sản phát triển và du lịch tăng trưởng, môi trường đầu tư kinh doanh ổn định…

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, một số chỉ tiêu chưa đạt; biến đổi khí hậu gây hậu quả nặng nề; vi phạm pháp luật trong khai thác tài nguyên gây bức xúc; ô nhiễm môi trường xảy ra nhiều nơi nhưng khắc phục còn chậm…

Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Thị Kim Ngân cũng đánh giátham nhũng, lãng phí vẫn còn là những vấn đề làm cử tri, nhân dân cả nước lo lắng. Do đó, nhiệm vụ thời gian tới là hết sức nặng nề.

“Quốc hội sẽ tăng cường chất lượng giải trình, tích cực thảo luận đóng góp ý kiến để đáp ứng nguyện vọng của cử tri”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Theo chương trình dự kiến, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, sẽ trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.

Tiếp đó, Chủ tịch Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.

Buổi chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.

Sau đó Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015 và Chủ nhiệm Ủyban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.

Sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủyban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra dự án luật này.

Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng sẽ lần lượt trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).

Cũng trong phiên làm việc chiều, Tổng thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu trình bày Tờ trình dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).

Kết thúc chương trình ngày làm việc đầu tiên, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.

Trình bày tổng hợp ý kiến cử tri, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biếtcó 3288 ý kiến, kiến nghị của cử tri, trog đó có 741 ý kiến, kiến nghị phản ánh qua các đoàn ĐBQH. Cử tri và nhân dân nói chung đánh giá cao các cấp chính quyền đã có các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chính sách an sinh xã hội, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế có nhiều bước tiến…

Tuy nhiên, cử tri cũng cho rằng, nền kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, nợ công tăng cao, tham nhũng lãng phí chưa được đẩy lùi, hiện tượng sạt lở bờ sông tiếp tục gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.

Cử tri và nhân dân cũng lưu ý, số doanh nghiệp mới thành lập tăng lên nhưng số doanh nghiệp giải thể cũng rất nhiều; tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng nhái còn diễn biến phức tạp; tình trạng được mùa mất giá vẫn còn xảy ra, nhất là “khủng hoảng” trong chăn nuôi lợn thời gian gần đây khiến nông dân điêu đứng.

Bên cạnh đó, cử tri cũng yêu cầu phải quyết liệt chỉ đạo xác minh kỷ luật những người có trách nhiệm trọng việc để xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung vừa qua.

Về tình trạng khai thác cát, phá rừng, cử tri cho rằng lãnh đạo một số địa phương quyết liệt chỉ đạo, phối hợp cơ quan chức năng chấn chỉnh tình trạng khai thác cát trái phép đã có nhiều kết qủa. Tuy nhiên, cử tri rất bức xúc khi tình này vẫn diễn ra liên tục, ngang nhiên, là nguyên nhân chính gây sạt lở bờ sông.

“Cử tri yêu cầu phải có hình tức xử lý đối với người đứng đầu địa phương để xảy ra tình trạng này. Đồng thời, điều tra, truy cứu trách nhiệm đối với các nhóm lợi ích trong khai thác cát, phá rừng”, ông Nhân nhấn mạnh.

Theo ông Nhân, tình trạng phá rừng bữa bãi ở các địa phương gây mất an toàn sinh thái vẫn ngang nhiên diễn ra. Đáng nói, MTTQVN đã 2 lần kiến nghị với Chính phủ và 4 lần báo cáo liên tục với Quốc hội từ 2013 – 2016, Thủ tướng cũng đã nhiều lần chỉ đaọ chính quyền địa phương chấn chỉnh tình trạng này nhưng khai thác cát và phá rừng vẫn diễn ra, thách thức dư luận.

“Đề nghị Chính phủ thanh tra, kiểm tra công tác khai thác cát bảo vệ rừng trên cả nước, kiên quyết xử lý sai phạm. Chủ tịch UBND các tỉnh cần có tuyên bố và hành động cụ thể đối với tình trạng này trên địa bàn quản lý của mình, công bố công khai, rộng rãi để nhân dân và báo chí giám sát”, ông Nhân nhấn mạnh.

Về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, cử tri cho rằng việc xử lý kỷ luật đối với nhiều quan chức, trong đó có những lãnh đạo cấp cao đã thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của Nhà nước trong vấn đề này.

Tuy nhiên, cử tri cho rằng việc phát hiện và xử lý vụ việc còn chậm, việc sắp xếp bộ máy công chức còn chưa phù hợp, bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn vẫn diễn ra. Bên canh đó, việc khánh thành, xây dựng các công trình biểu tượng ở các địa phương còn lãng phí trong khi đời sống nhân dân còn khó khăn.

Theo đó, MTTQVN kiến nghị tiếp tục chỉ đạo quyết liệt Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12, thẳng thắn đánh giá đúng những ưu điểm, khuyết điểm trong lãnh đạo, kiên quyết xử lý về mặt Đảng và chính quyền đối với cán bộ, công chức sai phạm.

Cân nhắc tăngkhai thác dầu thô để đảm bảo tăng trưởng

Đúng theo chương trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.

Ông Vũ Hồng Thanh cho biết, tăng trưởng kinh tế 2016 đạt 6,21%, thấp hơn so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân căn bản là do cơ cấu kinh tế chưa có chuyển biến mạnh, thiếu liên kết về thực lực doanh nghiệp trong nước.

“Đề nghị làm rõ các số liệu khi các chỉ tiêu về xã hội, môi trường.. đều đạt về vượt trong khi đó, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế lại thấp”, ông Thanh nói.

Tình hình thu ngân sách vượt chỉ tiêu, tuy nhiên, số tăng thu chủ yếu từ đất. Điều này cho thấy số tăng thu chưa xuất phát từ năng lực nội tại của hoạt động kinh doanh. Nợ đọng thuế ở địa phương tăng cao, nhiều tổ chức còn gian lận, chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước.

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư cơ bản còn chậm, bội chi ngân sách Nhà nước tăng 0,69% so với dự toán, tỷ lệ nợ công tăng thêm dù số dư nợ tuyệt đối không tăng; khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn thấp, không tận dụng được các hiệp định thương mại tự do; tái cơ cấu DNNN còn chậm; các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng nhiều ưu đãi nhưng Việt Nam không khai thác được nhiều.

“Tăng trưởng phụ thuộc vào ngoại lực và một số tập đoàn đa quốc gia lớn, chứa đựng nhiều bất ổn, không bền vững. Tốc độ tăng trưởng cả năm chỉ đạt 6,3-6,5%; không quá coi trọng tốc độ tăng trưởng mà chú trọng vào chất lượng tăng trưởng, cân nhắc việc tăng lượng khai thác dầu thô để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng”, ông Thanh nói.

Bên cạnh đó, công tác đền bù đất đai ở một số nơi còn chưa minh bạch, chưa hợp lý; khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa nghiêm túc, để các nhóm lợi ích câu kết lợi dụng; tình trạng trục lợi bảo hiêm y tế còn xảy ra ở nhiều địa phương; một số doanh nghiệp đa cấp có dấu hiệu lừa đảo trong một thời gian dài nhưng không được phát hiện và xử lý kip thời; Năng suất lao động có cải thiện nhưng còn thấp, nguyên nhân là do bất cập trong công tác đạo tạo nghề và chậm chuyển dịch lao động…

Ông Thanh cũng cho biết, cần đặc biệt lưu ý yêu tố môi trường tỏng đầu tư, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế trước bài học từ Formosa; đánh giá kỹ và kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu để có giải pháp ứng phó kịp thời. Bên cạnh đó, cần cẩn trọng việc cho DN bất động sản vay để tránh tình trạng bong bóng; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách, kiểm soát chặt mức nợ công trong giới hạn …

“Số lượng DN thành lập mới tăng mạnh nhưng chủ yếu là DN nhỏ, thiếu DN lớn làm trụ cột và số lượng doanh nghiệp giải thể còn nhiều”,ông Thanh cho hay.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: ‘Phải nâng cao chất lượng giải trình’