Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang điều trị nội trú có khoảng 20% bị sụt cân, teo cơ. Điều này đang thực sự đe dọa đến tính mạng của những bệnh nhân mắc bệnh này.

Cảnh báo về nguy cơ ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hồ Quang | 23/08/2016, 20:17

Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang điều trị nội trú có khoảng 20% bị sụt cân, teo cơ. Điều này đang thực sự đe dọa đến tính mạng của những bệnh nhân mắc bệnh này.

PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc – Giám đốc Bệnh viện Đại học học Y dược TP.HCM đãcảnh báo như thế trongchương trình tư vấn “Dinh dưỡng trong điều trịbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”.

Theo ông Bắc, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý có giới hạn đường dẫn khí dai dẳng và tiến triển, kèm gia tăng đáp ứng viêm mạn tính của đường dẫn khí với các hạt hoặc khí độc hại. Người bệnh COPD thường có các triệu chứng ho, khò khè, khó thở và diễn tiến bệnh nặng dần theo thời gian.

Đáng lưu ý, ở giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể gặp các rối loạn về dinh dưỡng như teo cơ, sụt cân, giảm khối mỡ, loãng xương, làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động hô hấp của người bệnh, nguy cơ cao dẫn đến tử vong.

“Bệnh nhân mắc bệnh COPDđang điều trị nội trú có khoảng 20% bịsụt cân, teo cơ. Trong khi đó, những bệnh nhân COPD suy hô hấp nặng, được chỉ định ghép phổi có tới 45% bị sụt cân và teo cơ. Điều đóđang thực sự là mối đe dọa đến tính mạng của những bệnh nhân mắc bệnh này”, bác sĩ Bắc cảnh báo.

Phân tích của bác sĩ Bắc cho thấy có rất nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở người bệnh COPD như: chán ăn, giảm độ ngon miệng, quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn kém... Khi bệnh diễn tiến nặng, nhiều người bệnh khó thở ngay cả khi ăn khiến ăn uống rất kém... Ngoài ra, do khó thở khi gắng sức khiến người bệnh hạn chế vận động làm teo cơ nhiều hơn.

Tính chất bệnh COPD gây ra hiện tượng khó thở và giảm khả năng gắng sức. Nếu kết hợp với tình trạng suy dinh dưỡng, khả năng gắng sức của người bệnh còn kém hơn. Bên cạnh đó, việc sụt cân còn làm giảm sức mạnh các cơ hô hấp, giảm chức năng phổi. Những người bệnh COPD có suy dinh dưỡng dễ vào các đợt cấp của bệnh, làm bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.

“Trước tình hình trên, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCMsẽ tổ chức chương trình tư vấn“Dinh dưỡng trong trịbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” nhằm cung cấp những thông tin về chế độ dinh dưỡng hợp lý, hỗ trợ tích cực việc điều trị cho người bệnh COPD, qua đó giúp người bệnh và thân nhân có sự hiểu biết về bệnh lý rõ ràng, đúng đắn và có những can thiệp dinh dưỡng kịp thời”, bác sĩ Bắc nói.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cảnh báo về nguy cơ ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính