Cam Ranh, quân cảng chiến lược của Việt Nam đã nằm gọn hoàn toàn trong tầm tác chiến của các máy bay quân sự Trung Quốc, theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Cam Ranh lọt vào tầm tác chiến của máy bay quân sự Trung Quốc

Một Thế Giới | 06/03/2016, 05:15

Cam Ranh, quân cảng chiến lược của Việt Nam đã nằm gọn hoàn toàn trong tầm tác chiến của các máy bay quân sự Trung Quốc, theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Phân tích mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), dựa trên những hình ảnh được thu thập từ vệ tinh và tiềm lực quân sự của Trung Quốc cho thấy, sau khi 3 sân bay trên các đảo nhân đạo phi pháp tại đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn được đưa vào hoạt động sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát toàn bộ không phận trên Biển Đông.
Đặc biệt, nghiêm trọng hơn, theo đồ họa mà CSIS vừa đăng tải, tầm tác chiến của các máy bay tại sân bay trên đảo Chữ Thập hoàn toàn bao trùm lên căn cứ quân sự Cam Ranh, căn cứ hải quân đặc biệt quan trọng của Việt Nam.
Cũng theo hình ảnh đồ họa được CSIS đăng tải, toàn bộ khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép đã gần như "bất khả xâm phạm" khi được bảo vệ bằng hệ thống phòng không HQ-9 đặt trên đảo Phú Lâm.
Chưa hết, hình ảnh đồ họa của CSIS đăng tải ngày 22.2 cũng cho thấy phạm vi hoạt động của hệ thống radar tầm xa mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên đá Châu Viên. Theo đó, với khả năng hoạt động "ngoài đường chân trời" của mình, hệ thống radar mới sẽ cho phép Trung Quốc theo dõi toàn bộ không phận và hải phận trên quần đảo Trường Sa.
Cam Ranh da lot vao tam tac chien cua may bay quan su Trung Quoc, Cam Ranh da lot vao tam tac chien cua may bay quan su Trung Quoc, Trung Quoc, Cam Ranh, dien bien Bien Dong, tam tac chien, Truong Sa
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang lắp đặt radar tầm xa trên đá Châu Viên 
Thậm chí, loại radar HF mới đang được lắp trên đá Châu Viên được cho là có khả năng dò tìm được cả máy bay tàng hình, trong một số tình huống nhất định.
Tất cả những thông tin trên cho thấy, Trung Quốc đã chuẩn bị và gần như hoàn thành cái gọi là chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) trên Biển Đông. Đồng thời, Bắc Kinh có thể sẽ thông qua và tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông như là bước cuối cùng trong kế hoạch thôn tính Biển Đông của họ.
Tất cả những điều trên cho thấy, trong thời gian tới tình hình căng thẳng trên Biển Đông khó có thể lắng dịu trở lại. Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa ra hàng loạt các hành động khiêu khích mới, làm khuấy động và khiến căng thẳng trên Biển Đông dâng cao hơn nữa.
Thiên Hà (theo CSIS, Foxtrot Alpha)

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cam Ranh lọt vào tầm tác chiến của máy bay quân sự Trung Quốc