Các quan chức Trung Quốc thông báo ngân sách quân sự trong năm 2016 sẽ thấp hơn so với dự kiến từ năm trước, bất chấp tình hình căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. 

Kinh tế khó khăn, Trung Quốc hết dám chơi sát ván ở Biển Đông?

Một Thế Giới | 05/03/2016, 21:19

Các quan chức Trung Quốc thông báo ngân sách quân sự trong năm 2016 sẽ thấp hơn so với dự kiến từ năm trước, bất chấp tình hình căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. 

Theo phát ngôn viên của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Phó Oánh, chi tiêu quân sự của Trung Quốc sẽ có mức tăng thấp nhất trong 5 năm qua và giảm ½ so với con số được báo cáo trong năm 2015. Tuy nhiên, bà Oánh vẫn chưa đưa ra con số chính xác mà Bắc Kinh sẽ phân bổ cho ngân sách quốc phòng, trong tình hình kinh tế có nhiều biến động.

Báo cáo ngân sách quốc gia Trung Quốc, được công bố vào ngày 5.2, sẽ cho thấy kế hoạch chi tiêu cho hoạt động quân sự và nguồn tài chính sử dụng cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Sự thay đổi trong ngân sách quốc phòng của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh quốc gia này gia tăng hoạt động tại Biển Đông, khiến giới phân tích đặt ra nhiều câu hỏi.

Giáo sư khoa học chính trị Ni Lexiong, thuộc Đại học Thượng Hải, nói với tờ báo The Washington Post rằng: “Điều này có thể cho thấy Bắc Kinh muốn chứng minh với phương Tây hay các nước láng giềng có tranh chấp lãnh thổ rằng, Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề thông qua biện pháp hòa bình. Nhưng lý do thứ 2 có thể bắt nguồn từ việc nền kinh tế nước này đối mặt với nguy cơ khủng hoảng”.
Bien Dong
Trung Quốc liệu có từ bỏ tham vọng khi kinh tế xuống dốc. 
Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc (GDP) chỉ tăng dưới 7% trong năm 2015, mức tăng trưởng chậm nhất của “gã khổng lồ” châu Á trong 25 năm qua. Các chuyên gia kinh tế và giới chức Trung Quốc cũng không thể tỏ ra lạc quan vào năm 2016, khi dự đoán tỷ lệ tăng trưởng sẽ tiếp tục ở mức thấp.

Một số chuyên gia quân sự nói với tờ báo News York Times rằng, Trung Quốc đã nhận thức được mối nguy hiểm nếu tiếp tục gia tăng chi tiêu quân sự trong bối cảnh kinh tế có dấu hiệu xuống dốc. Những bước đi thiếu cẩn trọng trong tình hình hiện tại có thể dẫn đến sự sụp đổ của quốc gia, và Liên Xô là một ví dụ.

Ngược lại, Giáo sư Jin Canrong tại Đại học Renmin khẳng định quyết định của chính phủ trong việc giảm chi tiêu quân sự là do các vấn đề xã hội. Ông Canrong cho rằng Bắc Kinh đang ưu tiên cho chính sách phúc lợi trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế.

Các hoạt động quân sự gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông đã kích động phản ứng từ một số nước có tranh chấp trong khu vực, như Philippines hay Việt Nam. Ngoài ra, Mỹ -quốc gia có các hoạt động thương mại trị giá hàng triệu đô ở Biển Đông, cũng lên tiếng phản đối hành động của Bắc Kinh. Washington đã điều động tàu sân bay USS John C.Stennis, 1 tàu tuần dương và 2 tàu khu trục đến khu vực này cho hoạt động tuần tra.

Trung Quốc tuyên bố động thái của Mỹ là khiêu khích. Bà Oánh khẳng định hôm 4.2: “Mỹ đã điều động hơn 60% lực lượng hải quân đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tăng cường triển khai quân với các đồng minh trong khu vực. Nếu chúng ta đang bàn về những hoạt động quân sự thì động thái này liệu có phải hay không? Nó rõ ràng đang tạo ra những mối lo ngại”.

Hàn Giang (theo The Christian Science Monitor

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế khó khăn, Trung Quốc hết dám chơi sát ván ở Biển Đông?