Cụ thể, Nghị định nêu rõ sẽ phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với các hành vi sản xuất trái phép, làm giả quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác.

Buôn bán trái phép quân phục bị phạt 15-20 triệu đồng

Một Thế Giới | 15/10/2013, 05:03

Cụ thể, Nghị định nêu rõ sẽ phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với các hành vi sản xuất trái phép, làm giả quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác.

           
Nghị định 120/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, ban hành ngày 9.10.2013, quy định sẽ phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với các hành vi buôn bán trái phép các loại quân trang, quân phục.

Ngoài ra, sẽ phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi đội mũ có gắn quân hiệu trái phép; mặc quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng trái phép.

Cũng theo Nghị định, mức phạt tiền từ 5-10 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi tàng trữ trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác.

Đối với hành vi đổi trái phép các loại quân trang, quân phục trên sẽ bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng.

Mức phạt từ 15-20 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi buôn bán trái phép các loại quân trang, quân phục trên.

Hiện nay, trang phục của lực lượng vũ trang được bán tràn lan trên rất nhiều con đường của cả nước, nhất là ở Hà Nội.

Theo khảo sát từ báo Người Đưa Tin, giá trung bình 1 bộ quần áo quân đội mặc mùa hè là 250.000 đồng/bộ, quần áo mùa đông là 500.000 đồng/bộ. Chiếc mũ giống hệt mũ của công an được bán giá 120.000 đồng có gắn sao, mũ không kèm sao là 100.000 đồng, 120.000 đồng/đôi giày leo núi của bộ đội…

Quan sát bằng mắt thường rất khó có thể phân biệt được mức độ thật giả của các bộ quần áo này so với sản phẩm sản xuất chính thống. Bởi từng đường kim mũi chỉ khá chuyên nghiệp, chất liệu vải, màu sắc, cúc áo cũng giống y hệt với những bộ quân phục của quân nhân thường mặc.

Từ sự buôn bán tràn lan, không kiểm soát chặt này đã dẫn tới sự xuất hiện một số hành vi giả mạo người của ngành công an, qua mặt cơ quan chức năng để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Vì vậy, việc Chính phủ sớm ban hành Nghị định 120/2013 có thể đặt hy vọng ngăn chặn tình trạng ngày càng nhiều người giả mạo người trong ngành, lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi trái pháp luật, làm giảm uy tín và quyền lực của cán bộ trong ngành, đồng thời đảm bảo an toàn cho nhân dân.

Nghị định sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 22.11.2013.

A.T. tổng hợp

           
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Buôn bán trái phép quân phục bị phạt 15-20 triệu đồng