Bảy nước bỏ phiếu chống gồm Nga, Belarus, Triều Tiên, Mali, Nicaragua, Syria và Eritrea.

Bảy quốc gia bỏ phiếu chống lại nghị quyết LHQ kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine

Hoàng Vũ | 24/02/2023, 11:55

Bảy nước bỏ phiếu chống gồm Nga, Belarus, Triều Tiên, Mali, Nicaragua, Syria và Eritrea.

Theo AP, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc hôm 23.2 kêu gọi Nga chấm dứt hành động quân sự và rút quân khỏi Ukraine.

Nghị quyết do Ukraine soạn thảo với sự tham vấn của các nước đồng minh đã được thông qua với 141 phiếu thuận; 7 nước bỏ phiếu chống và 32 nước bỏ phiếu trắng.

Bảy quốc gia bỏ phiếu chống lại nghị quyết hôm thứ Năm là Belarus, Nicaragua, Nga, Syria, Triều Tiên, Eritrea và Mali, những nước được cho là phát triển quan hệ quân sự chặt chẽ với Nga.

lhq-3.png
Các nhà ngoại giao tranh luận về nghị quyết yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 23.2 - Ảnh: AP

Theo nghị quyết, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng đạt được một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết, cuộc bỏ phiếu là bằng chứng rõ ràng hơn cho thấy, không chỉ phương Tây ủng hộ Kyiv mà còn nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới.

“Cuộc bỏ phiếu này đã bác bỏ lập luận rằng, các nước miền nam bán cầu không đứng về phía Ukraine. Nhiều quốc gia đại diện cho châu Mỹ Latinh, châu Phi, châu Á đã bỏ phiếu ủng hộ”, ông Kuleba nói.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã gọi cuộc bỏ phiếu là “lời ủng hộ áp đảo đối với Ukraine và thể hiện sự bảo vệ rõ ràng quyền tự do cho người dân ở khắp mọi nơi”.

Đại hội đồng đã trở thành cơ quan quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc đối phó với Ukraine, vì Hội đồng Bảo an, cơ quan chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, bị tê liệt bởi quyền phủ quyết của Nga. Các nghị quyết của Đại hội đồng không ràng buộc về mặt pháp lý, không giống như các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, nhưng đóng vai trò như một thước đo dư luận thế giới.

Các bộ trưởng ngoại giao và nhà ngoại giao từ hơn 75 quốc gia đã phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong hai ngày tranh luận. Nhiều người đã kêu gọi ủng hộ nghị quyết duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, một nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc mà tất cả các quốc gia phải đăng ký khi gia nhập tổ chức thế giới.

Cuộc chiến ở Ukraine đã làm thiệt mạng hàng chục nghìn người ở cả hai bên, biến các thành phố của Ukraine thành đống đổ nát. Tác động của chiến tranh đã ảnh hưởng đến toàn thế giới, thể hiện qua chi phí lương thực và nhiên liệu cao hơn, lạm phát gia tăng.

Phó đại sứ Venezuela Joaquín Pérez Ayestarán cho biết hôm 22.2 rằng, tất cả các quốc gia không có ngoại lệ “phải tuân thủ nghiêm ngặt Hiến chương Liên Hợp Quốc”.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell nói với các phóng viên rằng “người gây hấn và nạn nhân không thể được đặt ngang hàng với nhau”.

Phó đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, Dai Bing, phát biểu hôm 23.2: “Chúng tôi ủng hộ Nga và Ukraine tiến đến hòa bình... Cộng đồng quốc tế nên nỗ lực chung để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán hòa bình”.

Trung Quốc nói rằng, họ trung lập trong cuộc xung đột và ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình. Bắc Kinh đã lên án Mỹ và các đồng minh về các lệnh trừng phạt đối với Moscow, hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

“Một năm xung đột ở Ukraine là thực tế tàn khốc cho thấy viện trợ vũ khí sẽ không mang lại hòa bình. Đổ thêm dầu vào lửa sẽ chỉ khiến căng thẳng trầm trọng hơn. Việc kéo dài và mở rộng xung đột sẽ chỉ khiến dân thường trả giá đắt hơn”, ông Dai Bing phát biểu trước Đại hội đồng.

Các quốc gia đang phát triển, bao gồm nhiều nước ở châu Phi, cũng bị cuốn vào cuộc tranh cãi ngoại giao trong việc chọn phe giữa Ukraine và Nga.

“Chúng tôi đã bị đô hộ, và chúng tôi tha thứ cho những kẻ đã đô hộ chúng tôi. Bây giờ những người thực dân đang yêu cầu chúng tôi trở thành kẻ thù của Nga - quốc gia chưa bao giờ thuộc địa hóa chúng tôi. Liệu như vậy có công bằng không?" Bộ trưởng Ngoại giao Uganda, Abubaker Jeje Odongo, nói với hãng tin Sputnik trong tháng này.

Nga là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của châu Phi. Odongo cũng lưu ý rằng hầu hết các thiết bị quân sự của Uganda đều do Nga sản xuất.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bảy quốc gia bỏ phiếu chống lại nghị quyết LHQ kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine