Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đầu năm 2015 đạt 16,93 tỉ USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2014. Các mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh nhất là cà phê, gạo, cao su và thủy sản.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đầu năm giảm mạnh

Một Thế Giới | 29/07/2015, 15:31

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đầu năm 2015 đạt 16,93 tỉ USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2014. Các mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh nhất là cà phê, gạo, cao su và thủy sản.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 7 năm 2015 ước đạt 2,47 tỉ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 7 tháng đầu năm 2015 lên 16,93 tỉ USD. Tuy nhiên, giá trị này lại giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2014. 
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh nhất là thủy sản. Giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 7 ước đạt 532 triệu USD; tính chung 7 tháng đầu năm đạt 3,53 tỉ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2014. Đáng chú ý, cả ba thị trường chính của thủy sản nước ta là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều giảm rất mạnh.
Bên cạnh đó, xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu năm cũng giảm 33,9% về khối lượng và giảm 33,7% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Cụ thể, khối lượng xuất khẩu cà phê 7 tháng đầu năm 2015 ước đạt 792.000 tấn với tổng giá trị 1,63 tỉ USD. Hai thị trường Đức và Mỹ tiếp tục là nơi tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam.
Mặt hàng thứ 3 trong các nông sản chính cũng giảm mạnh là cao su. 7 tháng đầu năm, mặt hàng này đạt 519.000 tấn, tương đương 760 triệu USD, tăng 13,6% về khối lượng nhưng giảm 9,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ vẫn là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam.
Mặt hàng chủ lực quan trọng nhất là gạo cũng sụt giảm đáng kể. 7 tháng đầu năm 2015, sản lượng gạo ước đạt 3,72 triệu tấn và 1,59 tỉ USD. Con số này giảm 3,1% về khối lượng và giảm 8,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Tương tự, xuất khẩu chè 7 tháng cũng giảm 8,9% về khối lượng và giảm 5,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá chè xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2015 đạt 1.684 USD/tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính hàng nông lâm thủy sản nước ta, chiếm tới 89,36% thị phần, tăng 53,47% về khối lượng và tăng 46,15% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân của sự sụt giảm các mặt hàng nông sản chủ lực nói trên là do hạn hán kéo dài khiến miền Trung không thể gieo cấy, sản lượng giảm. Không chỉ vậy, các mặt hàng thủy sản, như tôm, cá da trơn cũng bị dịch bệnh, ảnh hưởng tới sản xuất và xuất khẩu...
Như vậy, nếu như tình trạng “tuột dốc không phanh” còn tiếp diễn thì lo ngại về việc giữ vững “ngôi vương” xuất khẩu hàng đầu thế giới của Việt Nam ngày càng khó giữ vững.
Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đầu năm giảm mạnh