Việc hãng dụng cụ thể thao Adidas vừa mở xí nghiệp đầu tiên sau hơn 30 năm qua, là ví dụ rõ nét nhất về việc các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu đưa việc sản xuất hàng hóa của họ về nước do chi lương lao động tăng cao ở châu Á, theo báo The Wall Street Journal.

Xu hướng dùng người máy để thay thế công nhân đòi lương cao

Kim Hương - CTV của Đoàn Quý | 19/06/2016, 18:13

Việc hãng dụng cụ thể thao Adidas vừa mở xí nghiệp đầu tiên sau hơn 30 năm qua, là ví dụ rõ nét nhất về việc các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu đưa việc sản xuất hàng hóa của họ về nước do chi lương lao động tăng cao ở châu Á, theo báo The Wall Street Journal.

Xí nghiệp nàyở thành phố Ansbach (bang Bayern, Đức) chỉ dựa vào người máy và dây chuyền tự động để sản xuất 500.000 đôi giày thể thao/năm. Một khi đi vào sản xuất đầy đủ từ năm 2017, sản lượng đó chỉ bằng 1% tổng số 300 triệu đôi/năm của Đức.

HãngAdidas nói việc sản xuất ở Đức sẽ giúp cải thiện chất lượng giày của họ, giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và giảm chi phí lưu kho.

Adidas đã lên kế hoạch xây các xí nghiệp tương tự ở khắp thế giới, theo Gerd Manz, Phó chủ tịch mảng sáng tạo công nghệ của Adidas.

Theo The Wall Street Journal, các công ty đang ngày càng đưa sản phẩm về gần khách hàng hơn, khi họ phải đối diện với tình trạnglương nhân công tăng và chi vận chuyển tốn kém, cùng với việc thiếu nguồn lao động, ở nhiều nước đang phát triển.

Ngoài ra, người tiêu dùng muốn có nhanh các kiểu giày mới, nên các thương hiệu nổi tiếng phải tính lại phương án sản xuất cho kịp thời.

Giày thể thao của hãng Adidas

Còn hãng Nike cho biết họ bắt đầu làm việc với nhà sản xuất hợp đồng Flex về công nghệ để cho phép họ đưa giày Nike đến gần các thị trường chính của hãng hơn.

HãngApple mở rộng khâu sản xuất máy điện toán Mac ở Mỹ. Nhà sản xuất hợp đồng lớn hàng thứ 3thế giới của Applelà Jabil Circuit Inc (Mỹ) đang quay sangsự tự động hóa, nhằm chuẩn bị tương lai cho các xí nghiệp nhỏ hơn và gần với khách mua hơn.

Jabil chuyên sản xuất bảng mạch điện và các linh kiện điện tử cho các công ty gồm Apple và Electrolux SA. Điểm trung tâm trong tầm nhìn của Jabil về tương lai: một robot màu trắng cao một mét, với cánh tay robot có thể được vận chuyển từ xí nghiệp này này nhà máy khác. Robot này có thể tái lập trình một cách dễ dàng để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau liên quan việc lắp ráp các bảng mạch in.

Một quan chức của Jabil là KC Ong nói: “Các xí nghiệp hiện sản xuất hàng loạt. Trong tương lai sẽ là sự tùy biến ở các xí nghiệp vệ tinh. Chúng tôi đang chuẩn hóa tại các xí nghiệp của chúng tôi, để nếu phải sản xuất ở nhiều địa điểm khác nhau thì chúng tôi có thể làm điều đó”.

Các nhà phân tích có chuyên môn về sản xuất nói sự tự động hóa là cần thiết để chuyển hoạt động về “gần nhà”, vì máy móc có thể thay thế sự chi lương công nhân vốn ngày càng tăng ở những nhiệm vụ thủ công và lặp đi lặp lại.

Các nhà sản xuất cũng xem sự tự động hóa là một cách duy trì đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng cường an toàn lao động bằng cách để robot thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm nhất. Adidas cho biết chi phí lưu kho, hậu cần và chuỗi cung ứng sẽ giảm ở các nhà máy mới.

Hiện các thương hiệu phương Tây chỉ chuyển một phần nhỏ khâu sản xuất khỏi các nước đang phát triển. Ví dụ số giày và quần áo bán ở Mỹ đã tăng 97 % (quần áo) và 98 % (giày) đều là hàng nhập khẩu trong năm 2015, theo Hiệp hội May mặc và da giày Mỹ (AAFA).

Các sản phẩm mà các công ty phương Tây đang sản xuất “gần nhà” hơn cũng thường là hàng chính hãng hơn là hàng hóa rẻ tiền được sản xuất ở các nước đang phát triển.

Những người ủng hộ tự động hóa nói tiến bộ công nghệ giúp có thể sản xuất hàng hóa giá thấp hơn và gần với khách mua hơn.

Tuy nhiên, đối với nhiều thương hiệu toàn cầu, vẫn còn phải mất một thời gian dài mới có thể có những nhà máy tùy biến, vì những việc đòi hỏi sự khéo léo,như may kết các mảnh tinh tế của của trang phục,hiện vẫn do con người thực hiện tốt hơn, theo các nhà sản xuất.

Adidas nói xí nghiệp ở Đức sẽ đáp ứng đầy đủ nguồn cầu giày của họ, nhưng hãng sẽ không giảm sản xuất ở châu Á.

Xí nghiệp ở Đức cũng sẽ giảm thời gian sản xuất cho một mẫu giày mới từ nhiều tuần lễ xuống chỉ vài giờ. Một máy có thể thực hiện việc của 3 máy đóng đế giày, và sản xuất nhiều mẫu phức tạp hơn. Khâu này giải phóng 160 nhân công mà xí nghiệp thông minh của Adidas sẽ sử dụng để tập trung vào các nhiệm vụ phức tạp hơn, như khâu đế vào giày.

Kim Hương (theo The Wall Street Journal)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xu hướng dùng người máy để thay thế công nhân đòi lương cao