Tiêu chuẩn chung của người Cần Thơ bao gồm: yêu quê hương, đất nước; góp sức cùng cộng đồng xây dựng TP.Cần Thơ văn minh, hiện đại. Tuân thủ hiến pháp, pháp luật; tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tính mạng, tài sản của mình và người khác.

Xây dựng ‘người Cần Thơ’ cần những tiêu chuẩn gì?

Nguyên Việt | 24/03/2021, 18:20

Tiêu chuẩn chung của người Cần Thơ bao gồm: yêu quê hương, đất nước; góp sức cùng cộng đồng xây dựng TP.Cần Thơ văn minh, hiện đại. Tuân thủ hiến pháp, pháp luật; tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tính mạng, tài sản của mình và người khác.

UBND TP.Cần Thơ đã ban hành kế hoạch xây dựng người Cần Thơ “Trí tuệ - Năng động - Nhân ái - Hào hiệp - Thanh lịch” đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa TP.Cần Thơ đến năm 2030 giai đoạn 2021-2025.

nguoi-can-tho.jpg
Một nhóm bạn trẻ ở Cần Thơ thể hiện tinh thần đoàn kết, chia sẻ bằng việc phát khẩu trang phòng dịch COVID-19 trên địa bàn TP - Ảnh: M.T

Mục đích xây dựng người Cần Thơ “Trí tuệ - Năng động - Nhân ái - Hào hiệp - Thanh lịch” nhằm hoàn thiện về nhân cách, đẹp về tâm hồn, khỏe về thể chất, đáp ứng tốt yêu cầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa TP. Góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 5.8.2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP.Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tiêu chuẩn chung của người Cần Thơ bao gồm: yêu quê hương, đất nước; góp sức cùng cộng đồng xây dựng TP.Cần Thơ văn minh, hiện đại. Tuân thủ hiến pháp, pháp luật; tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tính mạng, tài sản của mình và người khác.

Chuyên cần học tập đạt chuẩn về chuyên môn, nghề nghiệp; làm tốt chức trách, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp. Lao động có kỹ thuật, kỷ luật, năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao. Tự trọng, tự tin, khiêm tốn, vui vẻ, hòa nhã trong giao tiếp, ứng xử với mọi người. Có thái độ thành kính nơi tôn nghiêm, thờ tự, di tích lịch sử, văn hóa - nghệ thuật.

Thờ cúng tổ tiên; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; xây dựng gia đình hạnh phúc. Kính trọng thầy giáo, cô giáo; sống có nghĩa, có tình, tương trợ giúp đỡ đồng bào, anh em, bạn bè, đồng nghiệp, đồng đội, đồng chí; thân thiện với du khách. Sản xuất, kinh doanh hàng hóa đảm bảo chất lượng, an toàn; bảo vệ môi trường. Không có hành vi bạo lực trong gia đình, trường học, xã hội.

Về 5 tiêu chuẩn “Trí tuệ - Năng động - Nhân ái - Hào hiệp - Thanh lịch”, mỗi tiêu chuẩn có những tiêu chí cụ thể. Trong đó người Cần Thơ “Trí tuệ” là người có nhận thức sâu sắc, suy xét thấu đáo vấn đề về tự nhiên, xã hội có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp và đời sống.

Người Cần Thơ “Năng động” là người có tính linh hoạt, sáng tạo và chủ động, có khả năng cùng cộng đồng góp phần xây dựng và phát triển thành phố văn minh, hiện đại.

Người Cần Thơ “Nhân ái” là người biết yêu thương, tôn trọng con người, có lòng vị tha, giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn; biết bảo vệ chân lý.

Người Cần Thơ “Hào hiệp” là người có tinh thần cao thượng, vị tha, dũng cảm, quên mình vì việc nghĩa, hết lòng vì người khác, không toan tính thiệt hơn.

Người Cần Thơ “Thanh lịch” là người có cuộc sống trong sáng, lịch thiệp, ứng xử thân thiện, văn minh, phù hợp với thuần phong mỹ tục, quy ước của cộng đồng.

Kế hoạch đặt ra chỉ tiêu thực hiện giai đoạn 2021-2025: thu hút 65% trở lên số người dân tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở. Phấn đấu tuyên truyền, vận động 5% trở lên số người dân đạt danh hiệu “Người tốt việc tốt”.

80% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” 3 năm liên tục trở lên; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận “Đạt chuẩn văn hóa” 5 năm liên tục trở lên… Và 100% quận, huyện, xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao. Tỷ lệ người luyện tập thể thao thường xuyên/tổng dân số đạt 35%.

Phục vụ sách lưu động tại các quận huyện trung bình 1 năm ít nhất 38.500 lượt người. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thống và di sản văn hóa trong học đường cho khoảng 35.000 giáo viên và học sinh/năm trở lên về truyền thống, các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn.

Bài liên quan
Các thầy cô hào hứng học cách xây dựng 'tiết học hạnh phúc'
Ngày thứ 2 (vào ngày 24.11) của hội thảo "Hạnh phúc trong giáo dục - 2024" thu hút sự quan tâm đặc biệt của giáo viên và những người trong ngành giáo dục nói chung. “Tôi đã thu nhận được những kỹ năng và phương pháp thực sự hữu ích, như cách giao tiếp với học sinh ra sao để khơi dậy năng lực tư duy của các em” - cô Nguyễn Thị Hồng Nhung, giáo viên Trường Marie Curie (Hà Nội) hào hứng cho biết ngay sau khi tham gia các chia sẻ chuyên đề trong buổi sáng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xây dựng ‘người Cần Thơ’ cần những tiêu chuẩn gì?