Bất chấp báo cáo đầu tiên của WHO từ Vũ Hán kết luận rằng COVID-19 có khả năng lây truyền sang người từ động vật, cơ quan Liên Hợp Quốc này hiện cho biết nỗ lực loại trừ giả thuyết vi rút này thoát khỏi phòng thí nghiệm của chính phủ Trung Quốc là "quá sớm".

WHO muốn kiểm tra phòng thí nghiệm ở Vũ Hán khi điều tra nguồn gốc COVID-19 lần 2, Trung Quốc lên tiếng

Nhân Hoàng | 16/07/2021, 22:34

Bất chấp báo cáo đầu tiên của WHO từ Vũ Hán kết luận rằng COVID-19 có khả năng lây truyền sang người từ động vật, cơ quan Liên Hợp Quốc này hiện cho biết nỗ lực loại trừ giả thuyết vi rút này thoát khỏi phòng thí nghiệm của chính phủ Trung Quốc là "quá sớm".

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) muốn mở cuộc điều tra thứ hai về nguồn gốc COVID ở Trung Quốc, bao gồm cả việc kiểm tra các phòng thí nghiệm tại thành phố Vũ Hán.

Động thái này xảy ra sau khi Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết đã có một "sự thúc đẩy quá sớm" để loại trừ giả thuyết vi rút đã thoát khỏi một phòng thí nghiệm của chính phủ Trung Quốc tại Vũ Hán, nơi những ca COVID-19 đầu tiên ở người được phát hiện vào cuối năm 2019.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus hiện đã trình bày các đề xuất cho giai đoạn hai của nghiên cứu ở Trung Quốc, bao gồm cả cuộc kiểm tra các phòng thí nghiệm. 

Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ chấp nhận cuộc điều tra quốc tế khác, các nhà ngoại giao cho biết.

Một nhóm do WHO dẫn đầu đã dành 4 tuần trong và xung quanh thành phố Vũ Hán với các nhà nghiên cứu Trung Quốc vào tháng 1. Các nhóm nghiên cứu cho biết trong báo cáo chung vào tháng 3 rằng vi rút có thể đã được truyền từ dơi sang người thông qua một loài động vật khác.

Họ cũng nói rằng vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm - một giả thuyết đã được Nhà Trắng thúc đẩy mạnh mẽ khi ông Donald Trump còn làm Tổng thống Mỹ - là "cực kỳ khó xảy ra".

Thế nhưng, một số quốc gia bao gồm cả Anh và Mỹ cũng như một số nhà khoa học đã yêu cầu điều tra thêm, đặc biệt là với Viện Vi rút học Vũ Hán, nơi đang tiến hành nghiên cứu về loài dơi.

Vào thời điểm báo cáo trước đó, WHO không công bố kế hoạch cho các nghiên cứu sâu hơn ở các quốc gia khác ngoài Trung Quốc.

who-muon-kiem-tra-cac-phong-thi-nghiem-o-vu-han.jpg
Tổng giám đốc WHO đề xuất cuộc điều tra thứ 2 của Trung Quốc về nguồn gốc COVID-19,  bao gồm cả việc kiểm tra các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán

Hôm 15.7, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết rằng các tai nạn trong phòng thí nghiệm "xảy ra là phổ biến", đồng thời kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn về nguồn gốc của vi rút.

Ông cũng thừa nhận rằng các cuộc điều tra đang bị cản trở do thiếu dữ liệu thô về những ngày đầu tiên của sự lây lan coronavirus ở Trung Quốc.

Tổng giám đốc WHO tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc minh bạch, cởi mở và hợp tác. Chúng tôi nợ hàng triệu người phải chịu đựng điều đó và hàng triệu người chết để biết điều gì đã xảy ra”.

Các quan chức Trung Quốc đã gọi giả thuyết rằng vi rút có thể đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán là "vô lý" và nói nhiều lần rằng việc "chính trị hóa" vấn đề sẽ cản trở các cuộc điều tra.

Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 16.7, khi được hỏi về bình luận của Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Triệu Lập Kiên cho biết một số dữ liệu không thể sao chép hoặc rời khỏi Trung Quốc vì liên quan đến thông tin cá nhân.

Phái đoàn của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã không trả lời khi được đề nghị bình luận. Thế nhưng, phái đoàn đã đưa ra một tuyên bố vào tối 15.7 rằng 48 quốc gia đang phát triển đã viết thư cho WHO kêu gọi "nghiên cứu toàn cầu về truy xuất nguồn gốc" được hướng dẫn bởi khoa học chứ không phải chính trị.

Trong một thời gian khá dài, một số quốc gia, dẫn đầu là Mỹ, đã kỳ thị dịch bệnh, gắn nhãn địa lý cho vi rút và chính trị hóa nghiên cứu nguồn gốc”, Phái đoàn của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc nói.

Bài liên quan
'Không bao giờ tìm ra nguồn gốc COVID-19 nếu dựa vào WHO'
Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vạch ra kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch COVID-19, ngày càng nhiều nhà khoa học nói cơ quan của Liên Hợp Quốc không có nhiệm vụ và không nên tham gia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO muốn kiểm tra phòng thí nghiệm ở Vũ Hán khi điều tra nguồn gốc COVID-19 lần 2, Trung Quốc lên tiếng