Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới cho biết các cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc đang bị cản trở do thiếu dữ liệu thô về những ngày đầu tiên lây lan ở đó.

WHO: Chúng tôi nợ hàng triệu người đã chết, Trung Quốc nên đưa dữ liệu thô về nguồn gốc COVID-19

Nhân Hoàng | 15/07/2021, 20:40

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới cho biết các cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc đang bị cản trở do thiếu dữ liệu thô về những ngày đầu tiên lây lan ở đó.

Đã dành 4 tuần ở và xung quanh thành phố Vũ Hán với các nhà nghiên cứu Trung Quốc, một nhóm nghiên cứu do WHO dẫn đầu cho biết trong báo cáo chung vào tháng 3 rằng vi rút có thể đã được truyền từ dơi sang người qua một loài động vật khác.

Báo cáo nói rằng “việc rò rỉ vi rút thông qua sự cố trong phòng thí nghiệm được coi là con đường cực kỳ khó xảy ra”, nhưng các quốc gia bao gồm cả Mỹ và một số nhà khoa học không đồng tình.

Trung Quốc đã gọi giả thuyết rằng vi rút có thể đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán là vô lý và nói nhiều lần rằng việc "chính trị hóa" vấn đề sẽ cản trở các cuộc điều tra.

Trong một cuộc họp báo tại Geneva hôm 15.7, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu: “Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc minh bạch, cởi mở và hợp tác. Chúng tôi nợ hàng triệu người phải chịu đựng điều đó và hàng triệu người chết để biết điều gì đã xảy ra”.

Đến nay cả thế giới có tổng cộng hơn 189 triệu ca mắc COVID-19 với hơn 4 triệu người chết.

Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreysus sẽ chia sẻ các đề xuất cho một nghiên cứu giai đoạn 2 về nguồn gốc COVID-19 với các quốc gia thành viên vào ngày 16.7, theo Mike Ryan - Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO.

Chúng tôi mong muốn được làm việc với các đối tác của Trung Quốc về quá trình đó và Tổng giám đốc sẽ vạch ra các biện pháp cho các quốc gia thành viên vào thứ Sáu”, ông Mike Ryan nói trong một cuộc họp báo hôm 15.7.

who-chung-toi-no-hang-trieu-nguoi-da-chet-trung-quoc-nen-dua-du-lieu-tho-ve-nguon-goc-covid-19.jpg
Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus

Bộ trưởng Y tế Đức - Jens Spahn kêu gọi Trung Quốc tạo điều kiện cho các cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch COVID-19 được tiếp tục, đồng thời cho biết cần có thêm thông tin.

Phát biểu trong chuyến thăm đến trụ sở WHO tại Geneva hôm 14.7, ông Jens Spahn cũng công bố khoản tài trợ 260 triệu euro (307 triệu USD) cho chương trình ACT-Accelerator của WHO, nhằm đảm bảo toàn thế giới, bao gồm cả các nước nghèo hơn, nhận được vắc xin và các dụng cụ xét nghiệm COVID-19.

Ông nói: “Tôi kêu gọi Trung Quốc tiếp tục các cuộc điều tra về nguồn gốc của COVID-19”.

WHO không ủng hộ đưa bằng chứng tiêm vắc xin COVID-19 khi đi du lịch

Ủy ban Khẩn cấp của WHO duy trì lập trường của mình rằng không cần phải chứng minh việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 khi đi du lịch quốc tế, trong bối cảnh ngày càng có nhiều tranh luận về việc ngăn chặn việc nhập cảnh của khách du lịch nếu họ chưa được chủng ngừa.

Các chuyên gia độc lập cho rằng tiêm chủng không nên là điều kiện duy nhất để cho phép đi du lịch quốc tế, do khả năng tiếp cận toàn cầu hạn chế và phân phối vắc xin COVID-19 không công bằng.

Các chuyên gia trước đây nói rằng việc yêu cầu bằng chứng về việc tiêm chủng làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng và thúc đẩy quyền tự do đi lại bất bình đẳng.

Một số chuyên gia y tế cho biếtcác nước nghèo hơn có ít khả năng tiếp cận với tiêm chủng hơn có thể phải đối mặt với tình trạng loại trừ nếu các biện pháp như vậy được áp dụng.

Liên minh châu Âu (EU) vào đầu tháng này đã ra mắt hệ thống chứng chỉ COVID kỹ thuật số, được thiết kế để giúp công dân đi lại tự do hơn trên toàn khối 27 quốc gia và mở cửa cho du lịch mùa hè.

Số ca tử vong do COVID-19 ở châu Phi tăng 43% so với tuần trước

WHO cho biết châu Phi đã ghi nhận mức tăng 43% số bệnh nhân COVID-19 tử vong do nhiễm bệnh và nhập viện gia tăng, đối mặt với tình trạng thiếu oxy và giường chăm sóc đặc biệt.

Tỷ lệ tử vong do COVID-10 ở châu Phi trong số các ca bệnh được xác nhận là 2,6%, so với mức trung bình toàn cầu là 2,2%.

Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO khu vực châu Phi, nói tại cuộc họp: “Làn sóng thứ ba ở châu Phi tiếp tục con đường hủy diệt của nó, đẩy qua một cột mốc nghiệt ngã khác khi số ca bệnh của lục địa này lên đến 6 triệu ca”.

Bà Matshidiso Moeti nói sự gia tăng các ca COVID-19, nguyên nhân một phần là do sự hiện diện của biến thể Delta có khả năng lây truyền cao ở 21 quốc gia châu Phi, đang để lại một "cái giá tàn khốc về tính mạng".

Số ca tử vong do COVID-19 đã tăng mạnh trong 5 tuần qua (lên 6.273 trường hợp vào tuần trước), chỉ kém 1 điểm % so với mức đỉnh hàng tuần được ghi nhận vào tháng 1.2021.

Ông Matshidiso Moeti nói: “Đây là một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng rằng các bệnh viện ở những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất đang đạt đến ngưỡng phá vỡ”.

WHO cho biết Namibia, Nam Phi, Tunisia, Uganda và Zambia chiếm phần lớn các ca tử vong do COVID-19.

Theo WHO khu vực châu Phi, sự mệt mỏi của cộng đồng với những hạn chế trong cuộc sống hàng ngày nhằm hạn chế sự lây lan COVID-19 cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này.

Matshidiso Moeti cho biết chỉ mất 1 tháng để các ca COVID-19 gần nhất tăng lên 1 triệu.

Bà nói các liệu pháp kháng thể đơn dòng mà WHO đã phê duyệt để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 vào tuần trước, sẽ không tiếp cận được với nhiều người ở châu Phi do giá cao khoảng 2.000 USD/người.

Bà Matshidiso Moeti cho hay: “Chúng tôi đang ủng hộ việc sản xuất thuốc generic nhanh chóng để làm cho những sản phẩm này có giá cả phải chăng hơn”.

Châu Phi đã buộc phải tạm dừng triển khai vắc xin do những thách thức về nguồn cung và chỉ có 53 triệu liều vắc xin COVID-19 đã được sử dụng. Chỉ 18 triệu người châu Phi được tiêm đầy đủ 2 liều vắc xin. Dân số của lục địa này là 1,3 tỉ.

Bà Matshidiso Moeti nói: “Điều này rõ ràng cần phải tăng gấp bội” và việc giao hàng từ Mỹ, châu Âu cùng chương trình COVAX (chia sẻ vắc xin toàn cầu) dự kiến sẽ tăng tốc trong vài tuần tới.

Bài liên quan
40-50% người nhiễm biến thể Delta ở Israel đã  tiêm vắc xin, WHO ra khuyến cáo
WHO khuyến cáo tiếp tục đeo khẩu trang vì sự lây lan của biến thể Delta.

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO: Chúng tôi nợ hàng triệu người đã chết, Trung Quốc nên đưa dữ liệu thô về nguồn gốc COVID-19