Theo chuyên gia, khảo sát địa kỹ thuật là những công việc then chốt.

Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn sẵn sàng tiến hành khảo sát địa chất ngoài khơi

Thu Anh | 15/07/2021, 14:39

Theo chuyên gia, khảo sát địa kỹ thuật là những công việc then chốt.

Kể từ khi ký kết Bản ghi nhớ với UBND tỉnh Bình Thuận vào tháng 7.2020, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn đã tích cực tiến hành các hoạt động phát triển dự án. Với vốn đầu tư ước tính lên đến 10 tỉ USD và công suất 3,5 GW, đây là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam.

Theo một nghiên cứu về tác động kinh tế do các chuyên gia quốc tế từ BVG Associates (đơn vị tư vấn của Ngân hàng Thế giới) thực hiện, dự án sẽ đóng góp hơn 4,4 tỉ USD cho nền kinh tế Việt Nam trong suốt thời gian thực hiện dự án. Dự án cũng dự kiến tạo ra hơn 45.000 việc làm toàn thời gian (FTE) cho các lao động trong nước tại Việt Nam.

Khi xây dựng hoàn thiện, dự án dự kiến sẽ cung cấp điện cho hơn 7 triệu hộ gia đình Việt Nam mỗi năm và giúp giảm phát thải 130 triệu tấn khí thải CO2 trong suốt vòng đời dự án.

du-an-dien-gio-ngoai-khoi-la-gan-san-sang-tien-hanh-khao-sat-dia-chat-ngoai-khoi.jpg
Tàu khoan Fugro Mariner dự kiến được sử dụng cho kế hoạch khảo sát địa kỹ thuật của Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn

Ngày 15.7, Công ty Cổ phần Phát triển Dự án Điện gió La Gan, đơn vị phát triển Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn thuộc sở hữu của Copenhagen Infrastructure Partners, Asiapetro và Novasia, đã ký một hợp đồng khảo sát địa chất ngoài khơi quan trọng - Hợp đồng khảo sát Địa kỹ thuật La Gàn với Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro) với sự chứng kiến của ông Kim H. Christensen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam.

Theo hợp đồng, Vietsovpetro sẽ hợp tác với các nhà thầu phụ là Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) và Công ty TNHH Fugro Singapore tiến hành thu thập các mẫu đất đá nằm sâu dưới đáy biển.

Các mẫu này sẽ được kiểm tra trong các phòng thí nghiệm cấp cao và được sử dụng để xây dựng mô hình mặt đất chi tiết của đáy biển nằm trong khu vực trang trại điện gió. Các mô hình mặt đất này đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế cấu trúc các móng trụ ngoài khơi và cáp ngầm của Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn.

du-an-dien-gio-ngoai-khoi-la-gan-san-sang-tien-hanh-khao-sat-dia-chat-ngoai-khoi-anh-1.jpg
Lễ ký kết được tiến hành trực tuyến 

Theo Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện 8 (PDP 8) và thiết lập khung pháp lý liên quan cho các Dự án điện gió ngoài khơi. Vì vậy, các cơ quan chức năng rất cần tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những nhà đầu tư đã chứng minh được năng lực trong ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi cũng như quyết tâm cao phát triển các dự án của họ.

Ông Kim H. Christensen hy vọng và tin tưởng rằng Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chức năng địa phương liên quan sẽ có những quyết định nhanh chóng, cấp các giấy phép và phê duyệt cần thiết cho dự án để họ có thể triển khai các công việc của dự án trong thời gian sớm nhất. Điều này sẽ góp phần hiện thực hóa tầm nhìn của Chính phủ về phát triển ngành năng lượng theo hướng xanh và bền vững.

Bà Maya Malik, Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần Phát triển Dự án Điện gió La Gan cho biết khảo sát địa kỹ thuật là những công việc then chốt giúp các dự án điện gió ngoài khơi hiểu được hiện trạng đáy biển và tiến hành phát triển các mô hình mặt đất và thiết kế móng trụ.

“Chúng tôi cũng rất tự hào khi được hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng địa phương và tạo điều kiện chuyển giao kiến thức giữa các nhà cung cấp trong nước và quốc tế”, bà Maya Malik bày tỏ.

Được biết, đến nay, Dự án đã ký 4 hợp đồng khảo sát trị giá khoảng 10 triệu USD với các nhà thầu uy tín và 4 Bản ghi nhớ (MOU) với các nhà cung cấp móng trụ và nhà cung cấp dịch vụ cảng hậu cần tại địa phương.

Bài liên quan
Điện gió ngoài khơi La Gàn sẽ đóng góp 4,4 tỉ USD cho Việt Nam
Dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn 3,5GW sẽ đóng góp hơn 4,4 tỉ USD cho nền kinh tế Việt Nam trong suốt thời gian thực hiện dự án.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn sẵn sàng tiến hành khảo sát địa chất ngoài khơi