VKS đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Hai (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận) từ 5 - 6 năm tù theo đúng tội danh bị truy tố.

VKS đề nghị HĐXX xử phạt cựu Chủ tịch Bình Thuận từ 5 - 6 năm tù

Nhã Thanh | 12/05/2023, 10:35

VKS đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Hai (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận) từ 5 - 6 năm tù theo đúng tội danh bị truy tố.

Ngày 12.5, HĐXX TAND TP.Hà Nội tuyên bố kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh luận. Trước đó, đại diện VKS nêu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai và đồng phạm.

Trong đó, VKS đề nghị HĐXX cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Hai (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận) từ 5 - 6 năm tù; Lương Văn Hải (cựu Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh) 4 - 5 năm tù với cùng tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

nguyen-ngoc-hai-2-.jpg
Bị cáo Nguyễn Ngọc Hai tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: Đ.T

Cùng tội danh trên, các bị cáo là cựu lãnh đạo sở ở tỉnh Bình Thuận, gồm Hồ Lâm (cựu Giám đốc Sở TN-MT); Lê Nguyễn Thanh Danh (cựu Phó giám đốc Sở TN-MT); Ngô Hiếu Toàn (cựu Phó giám đốc Sở Tài chính)… bị VKS đề nghị xử phạt từ 18 - 36 tháng tù.

Bị cáo Nguyễn Văn Phong (cựu Giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận) bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” thì bị VKS đề nghị xử phạt 24 - 30 tháng tù.

Về trách nhiệm dân sự, VKS xác định sai phạm của các cựu cán bộ tỉnh Bình Thuận dẫn đến Công ty Tân Việt Phát hưởng lợi số tiền chênh lệch 45 tỉ đồng mà lẽ ra phải nộp đủ cho Nhà nước, thì mới được giao đất. Từ đó, VKS đề nghị bên có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải tiếp tục nộp lại số tiền này.

Trước đó, trong phần xét hỏi tại tòa, đại diện Công ty Tân Việt Phát đã xin nộp lại số tiền 45 tỉ đồng nếu như tòa án xác định số tiền này là thiệt hại của vụ án. VKS đề nghị HĐXX ghi nhận sự tự nguyện này.

binh-thuan-2-.jpg
Trong vụ án này, có 12 bị cáo bị đưa ra xét xử - Ảnh: Đ.T

Theo VKS, phần xét hỏi tại phiên tòa các bị cáo đều thừa nhận diễn biến hành vi phạm tội, tội danh áp dụng đối với các bị cáo là đúng và đề nghị được xem xét về phần hình phạt. Như vậy, việc truy tố là có căn cứ và đúng quy định pháp luật.

Đại diện VKS đánh giá những sai phạm của các bị cáo đã gây hậu quả nghiêm trọng, để lại dư luận xấu và ảnh hưởng đến tính chặt chẽ của quy định quản lý đất đai của Nhà nước. Việc đưa các bị cáo từng là cán bộ, lãnh đạo địa phương ra xét xử thể hiện tính răn đe của pháp luật.

Tuy nhiên, VKS cũng ghi nhận việc các bị cáo có nhiều đóng góp cho tỉnh Bình Thuận, phạm tội không tư lợi. Do đó, VKS đề nghị HĐXX cân nhắc, xem xét các tình tiết giảm nhẹ, xử phạt các bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

Theo cáo trạng, năm 2013, UBND tỉnh Bình Thuận chủ trương bán đấu giá 3 lô đất diện tích hơn 92.000m2, giá khởi điểm hơn 111 tỉ đồng (1,2 triệu đồng/m2) để xây nhà ở thương mại nhưng không có đơn vị, cá nhân nào tham gia.

binh-thuan.jpg
Quang cảnh phiên tòa - Ảnh: T.A

Đầu năm 2017, Công ty Tân Việt Phát có công văn gửi UBND tỉnh xin giao 3 lô đất này không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất để làm Trung tâm Thương mại dịch vụ và dân cư đô thị Tân Việt Phát 2.

Sở TN-MT tỉnh Bình Thuận có công văn tham mưu cho UBND tỉnh về việc giao đất chỉ tính giá khởi điểm ban đầu năm 2013 (1,2 triệu đồng/m2). Sở Tài chính đồng ý với giá đó.

Tháng 2.2017, UBND tỉnh gửi công văn cho Sở TN-MT, Trung tâm Phát triển quỹ đất, đồng ý chủ trương giao đất cho Công ty Tân Việt Phát với đề xuất trên. Doanh nghiệp này sau đó nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, rồi được giao đất thực hiện dự án.

Theo cáo buộc, ông Nguyễn Ngọc Hai biết rõ quy định của pháp luật về căn cứ, thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhưng vẫn ban hành chủ trương giao 3 lô đất 18, 19, 20 (thuộc quỹ đất 2 bên đường ĐT706B phường Phú Hài, TP.Phan Thiết) cho Công ty Tân Việt Phát vào năm 2017, nhưng áp dụng giá đất được phê duyệt năm 2013 trái quy định pháp luật.

Các bị cáo là các lãnh đạo, cán bộ UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc Sở TN-MT và Sở Tài chính được giao nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến quản lý đất đai và tài chính về đất đai đều biết quy định của pháp luật về căn cứ, thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại điều 108 Luật Đất đai nhưng vẫn thống nhất đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh Bình Thuận về việc giao 3 lô đất cho Công ty Tân Việt Phát nhưng không xác định giá đất cụ thể tại thời điểm giao đất.

Hành vi trên của các bị cáo bị VKS xác định là đã gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 45 tỉ đồng.

Bài liên quan
Xét xử cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận: Doanh nghiệp đồng ý nộp tiền khắc phục thiệt hại
Tại tòa, đại diện UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị HĐXX tuyên buộc Công ty Tân Việt Phát phải nộp 45 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ án.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
VKS đề nghị HĐXX xử phạt cựu Chủ tịch Bình Thuận từ 5 - 6 năm tù