Trong tổng số hơn 488 triệu cổ phần đem bán đấu giá sáng nay (5.9), Vinalines chỉ bán được hơn 5,43 triệu đơn vị.

Vinalines lỗ lớn, 'ế' gần 99% cổ phần bán đấu giá

05/09/2018, 17:01

Trong tổng số hơn 488 triệu cổ phần đem bán đấu giá sáng nay (5.9), Vinalines chỉ bán được hơn 5,43 triệu đơn vị.

Vinalines chỉ bán được hơn 5 triệu cổ phần trong lần IPO sáng 5.9 - Ảnh: Internet

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa phát đi thông báo về kết quả đấu giá bán cổ phần của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Theo đó, trong phiên đấu giá được tổ chức sáng nay (5.9), Vinalines đã chào bán 488.818.130 cổ phần với mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần. Phiên đấu giá có 42 nhà đầu tư tham dự, trong đó có 2 nhà đầu tư là tổ chức và 40 là cá nhân. Giá khởi điểm cho mỗi cổ phần là 10.000 đồng/cổ phần.

Tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua trong phiên đấu giá là 5.439.800 cổ phần với số phiếu tham dự đấu giá hợp lệ là 41 phiếu. Khối lượng đặt cao nhất là 5.000.000 cổ phần và thấp nhất là 100 cổ phần. Giá đặt mua cao nhất là 13.000 đồng/cổ phần và thấp nhất là 10.000 đồng.

Giá đấu giá thành công cao nhất là 13.000 đồng/cổ phần và thấp nhất là 10.000 đồng/cổ phần. Giá đấu thành công bình quân là 10.002 đồng/cổ phần.

Như vậy, số cổ phần mà Vinalines bán được chỉ chiếm 1,1% tổng lượng cổ phần được rao bán. Việc các nhà đầu tư không quan tâm đến cổ phần Vinalines không gây ngạc nhiên trên thị trường bởi trước thềm IPO, Vinalines không tìm được nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phần nên phải chuyển hết sang đấu giá ra công chúng.

Nếu đợt IPO này thành công, vốn nhà nước tại Vinalines sẽ giảm về 65%, nhà đầu tư ngoài sở hữu 34,8% vốn và 0,2% do công nhân viên và tổ chức công đoàn sở hữu.

Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư trước thềm IPO, Chủ tịch HĐTV Vinalines - ông Lê Anh Sơn cho biết Vinalines hiện đã tái cơ cấu xong nợ vay và giá trị nợ vay trên bảng cân đối kế toán của công ty mẹ chỉ còn khoảng trên 2.000 tỉ đồng (cả nợ vay ngắn hạn và dài hạn). Nguyên nhân khiến giá trị nợ vay của Vinalines giảm còn thấp như vậy là do trong quá trình tái cơ cấu nợ, các tổ chức tín dụng đã bán các khoản nợ của Vinalines cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC).

Về tình hình kinh doanh, trong 3 năm gần đây Vinalines đều có lỗ gộp và lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh. Cụ thể, năm 2015: Lỗ thuần là 44 tỉ đồng, lỗ gộp là 336 tỉ đồng; năm 2016: Lỗ thuần là 1.520 tỉ đồng, lỗ gộp là 1.322 tỉ đồng; Năm 2017: Lỗ thuần là 791 tỉ đồng, lỗ gộp là 360 tỉ đồng. Lũy kế tính đến cuối năm 2017, Tổng công ty vẫn đang gánh khoản lỗ lũy kế hơn 3.200 tỉ đồng

Đến nay, nợ vay của công ty mẹ Vinalines đã về mức tương đối thấp so với vốn chủ sở hữu. Theo đó, giai đoạn tái cơ cấu tài chính cũng đã kết thúc. Kế toán trưởng của Vinalines cho biết từ năm 2018, các tổ chức tín dụng sẽ không bán nợ của Vinalines cho DATC nữa.

Vinalines hiện khai thác và vận hành 14 cảng biển với 72 cầu cảng tại Việt Nam, chiếm gần 27% công suất thiết kế và 20% tổng chiều dài cầu bến cả nước.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vinalines lỗ lớn, 'ế' gần 99% cổ phần bán đấu giá