Ngày 13.7, lần đầu tiên trong gần 20 năm qua, một đồng euro bị giảm giá trị xuống mức tương đương 0,9998 USD

Chưa tới mùa đông, châu Âu đã ớn lạnh khi đồng euro lần đầu tiên "yếu" hơn đồng USD do thiếu khí đốt

A.T | 14/07/2022, 06:54

Ngày 13.7, lần đầu tiên trong gần 20 năm qua, một đồng euro bị giảm giá trị xuống mức tương đương 0,9998 USD

Việc Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay nâng lãi suất đã thúc đẩy đồng USD tăng giá. Trong khi đó, xung đột Nga - Ukraine và các đòn trừng phạt qua lại khiến nguồn cung khí đốt bị hạn chế, đẩy triển vọng tăng trưởng của khu vực đồng euro xấu đi, dẫn tới đồng tiền khu vực giảm sức mạnh so với đồng USD.

Thêm vào đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu đang chậm chân so với các Ngân hàng trung ương khác trong việc tăng lãi suất.
Bởi các nền kinh tế này vốn đã phải gánh chịu tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng năng lượng và khí đốt.

Nói với Bloomberg, ông George Saravelos - Trưởng bộ phận Nghiên cứu ngoại hối toàn cầu của Deutsche Bank - dự báo đồng euro sẽ tiếp tục được giao dịch ở mức tương đương với đồng bạc xanh, nhất là khi nguồn cung năng lượng sang châu Âu đang bị gián đoạn.

Điều này đồng nghĩa châu Âu sẽ cần nhiều euro hơn để trả cho cùng một lượng hàng hóa niêm yết bằng USD. "Hàng nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn", càng khiến lạm phát thêm trầm trọng và làm giảm sức mua của các hộ gia đình, Isabelle Mejean – Giáo sư tại Đại học Sciences Po nhận định.

Điều này càng làm dấy lên những dự đoán rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất, khiến đồng USD trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư. Sở dĩ có những lo lắng vì thời gian gần đây, Fed cũng đã nới lãi suất kỷ lục để đối phó với lạm phát ở nước Mỹ.

Trong báo cáo mới công bố ngày 13.7, Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng CPI của nước này tăng 1,3% trong tháng 6 sau khi tăng 1% trong tháng 5 trong bối cảnh giá xăng và thực phẩm tiếp tục tăng. Trong khi đó, mức tăng lạm phát thường niên của Mỹ ghi nhận vào tháng 6 cũng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm qua, càng khiến các nhà đầu tư tin rằng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản cuối tháng này. Trong vòng 12 tháng tính đến hết tháng 6, CPI Mỹ tăng 9,1%, mức tăng cao nhất kể từ tháng 11.1981. 

Giá tiêu dùng tăng do chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục gián đoạn và ảnh hưởng của các gói kích thích tài khóa quy mô lớn mà Chính phủ Mỹ triển khai từ khi đại dịch COVID-19 mới bùng phát. Cuộc xung đột tại Ukraine cũng khiến giá thực phẩm và nhiên liệu tăng, càng làm tình hình xấu đi. Trong tháng 6, giá xăng Mỹ tăng lên các mức cao kỷ lục, trung bình là hơn 5 USD/gallon ( khoảng 30.000 đồng/lít). 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chưa tới mùa đông, châu Âu đã ớn lạnh khi đồng euro lần đầu tiên "yếu" hơn đồng USD do thiếu khí đốt