"Tuần lễ sách của người làm báo" diễn ra tại TP.HCM với nhiều hoạt động sôi nổi.
Video: Sôi động tuần lễ sách của người làm báo
Tiểu Vũ (thực hiện)|17/06/2023, 14:20
"Tuần lễ sách của người làm báo" diễn ra tại TP.HCM với nhiều hoạt động sôi nổi.
Lãnh đạo TP.HCM và đại diện BTC cắt băng khai mạc "Tuần lễ sách của người làm báo" - Ảnh: Tiểu Vũ
"Tuần lễ sách của người làm báo" chính thức khai mạc vào sáng 17.6 tại Đường sách TP.HCM. Đây là hoạt động do Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam, Sở TT-TT TP.HCM, Hội Nhà báo TP.HCM và Báo Thanh Niên tổ chức nhân dịp kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2023).
Video lễ khai mạc "Tuần lễ sách của người làm báo" và chia sẻ của ban tổ chức:
Đây là lần đầu tiên TP.HCM có một tuần lễ dành riêng cho những người làm nghề báo, đặc biệt là những nhà báo có sách đã được xuất bản trong thời gian qua. "Tuần lễ sách của người làm báo" cũng là dịp để các nhà báo gặp gỡ, chia sẻ với bạn đọc nhiều góc cạnh trong đời sống của người làm nghề viết báo, viết sách.
BTC nhận hoa chúc mừng từ UBND TP.HCM - Ảnh: Tiểu Vũ
"Tuần lễ sách của người làm báo" diễn ra từ ngày 17 - 22.6 tại Đường sách TP.HCM. Tại đây, BTC trưng bày và giới thiệu 128 cuốn sách của các nhà báo đến từ các cơ quan báo chí trên cả nước. Sau khi sự kiện kết thúc, toàn bộ số sách này sẽ được gửi tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam và Khoa Báo chí (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) nhằm phục vụ cho nhu cầu đọc, nghiên cứu của sinh viên và giảng viên.
Bạn đọc và các tác phẩm của nhà báo - Ảnh: Tiểu Vũ
Ngoài trưng bày giới thiệu sách của các nhà báo, "Tuần lễ sách của người làm báo" còn còn tổ chức giao lưu giữa các nhà báo với bạn đọc vào nhiều khung giờ tại đường sách và trong suốt thời gian diễn ra sự kiện.
Tiết mục văn nghệ của các nhà báo tại lễ khai mạc "Tuần lễ sách của người làm báo" - Ảnh: Tiểu Vũ
Lịch hoạt động "Tuần lễ sách của người làm báo":
1. Trưng bày, giới thiệu sách của các cơ quan báo chí và những người làm báo.
- Thời gian: Ngày 17 - 22.6.
- Địa điểm: Đường sách TP.HCM.
Giao lưu với các nhà báo có tác phẩm đoạt giải thưởng cao - Ảnh: Tiểu Vũ
2. Giao lưu với các nhà báo có tác phẩm đoạt giải thưởng cao.
- Thời gian: 9 giờ 30 ngày 17.6 .
- Địa điểm: Sân khấu A.
* Khách mời gồm:
- Nhà báo Lại Văn Long: tác phẩm “Hồ sơ lửa” – Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục bộ tiểu thuyết trinh thám nhiều tập nhất trong 30 năm, giải thưởng "Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống lần thứ IV" (2017 - 2020).
- Nhà báo Lê Minh Quốc: tác phẩm “Chào thế giới, bây giờ con đã đến” - Giải C, giải thưởng sách quốc gia năm 2020.
- Nhà báo Bùi Phan Thảo: tác phẩm “Những ngọn khói về trời” - Giải thưởng Hội nhà văn TP.HCM năm 2022; Giải Mai Vàng của Báo Người lao động năm 2022 về văn hóa nghệ thuật.
BTC tặng kỷ niệm chương cho các nhà báo viết sách từng giành giải thưởng - Ảnh: Tiểu Vũ
- Nhà báo Bùi Tiểu Quyên với tác phẩm “Cà Nóng chu du Trường Sa” - Giải C, giải thưởng sách quốc gia năm 2022
3. Giao lưu với độc giả về cuốn sách “Ông tướng tình báo bí ẩn và điệp vụ siêu hạng” xoay quanh những câu chuyện chưa kể về nhà tình báo bí ẩn Đặng Trần Đức (ông Ba Quốc).
- Thời gian: 15 giờ ngày 17.6.
- Địa điểm: Sân khấu A.
- Khách mời: Nhà báo Hoàng Hải Vân - nguyên Tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, nhà báo Tấn Tú - Trưởng ban Bạn đọc, báo Thanh Niên.
4. Giao lưu "Nhà báo viết sách".
- Thời gian: 9 giờ ngày 18.6.
- Địa điểm: Sân khấu A.
- Khách mời: Nhà báo Dương Thành Truyền, Hồ Huy Sơn, Trung Nghĩa, Nguyễn Khắc Cường.
5. Giao lưu “Báo chí là bản nháp đầu tiên của lịch sử” - hành trình của một phóng viên qua tác phẩm “Cõi người dưng”.
- Thời gian: 15 giờ ngày 18.6.
- Địa điểm: Sân khấu A.
- Khách mời: nhà báo Nguyễn Hồng Lam, dịch giả Y Khương.
“Tất cả các sinh vật đều có linh hồn, ngay trong những thực thể sống, mỗi bộ phận nhỏ cũng sẽ có tiếng nói riêng” – Đó là tất cả những gì họa sĩ 11 tuổi Hoàng Nhật Quang muốn chuyển tải đến người xem qua triển lãm “Những linh hồn giấu” đang diễn ra tại TP.HCM.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng việc triển khai những hướng đi mới trong nghiên cứu khoa học cần có một chính sách mang tính đột phá, vì hoạt động của các nhà khoa học Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
Ngoài tạo ra mô hình xương gãy trước phẫu thuật, công nghệ in 3D còn giúp các bác sĩ có thể xác định chính xác vị trí nẹp vít cần thiết, rút ngắn thời gian uốn nẹp và đảm bảo phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn.
Ngày 17.2, HĐND tỉnh Sóc Trăng tổ chức kỳ họp thứ 29 (chuyên đề) thông qua nhiều quyết nghị quan trọng, trong đó có việc sắp xếp lại bộ máy của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
Baidu tích hợp cả DeepSeek và các mô hình Ernie của riêng mình vào công cụ tìm kiếm, sau khi Tencent bắt đầu thử nghiệm công nghệ của công ty khởi nghiệp này trong tìm kiếm trên Weixin.
Các ĐBQH đề nghị cần có cơ chế huy động tối đa nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tham gia vào dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận. Cơ chế này sẽ giúp giảm bớt áp lực cho Nhà nước về vốn, nhân lực, tiến độ dự án, tiến tới làm chủ công nghệ.
Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô rất lớn, công nghệ phức tạp, chưa có kinh nghiệm thực hiện ở nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh, tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện.
Ông Đào Trung Thành, Phó viện trưởng Viện ABAII nhấn mạnh: “Chúng ta không thể phủ nhận sức mạnh của AI, nhưng cần đảm bảo công nghệ này được kiểm soát và áp dụng theo các nguyên tắc đạo đức phù hợp, để AI trở thành công cụ hỗ trợ giáo dục thay vì thay thế con người”.
Trang The New Voice của Ukraine đưa tin khi báo giới đặt câu hỏi về khả năng cho phép châu Âu mua vũ khí Mỹ để viện trợ Ukraine, Tổng thống Donald Trump trả lời rằng ông đồng ý.
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng việc triển khai những hướng đi mới trong nghiên cứu khoa học cần có một chính sách mang tính đột phá, vì hoạt động của các nhà khoa học Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.