Tôi nhìn Farnum, người bạn học năm xưa, một trong những tỷ phú thành công, giàu có nhất Chicago. Đi qua trải nghiệm cận tử, ông đã trở thành một người rất khác.

Muôn kiếp nhân sinh 3 - Kỳ 1: Khi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là… gia tăng lợi nhuận

Hạ Vĩ | 16/06/2023, 11:41

Tôi nhìn Farnum, người bạn học năm xưa, một trong những tỷ phú thành công, giàu có nhất Chicago. Đi qua trải nghiệm cận tử, ông đã trở thành một người rất khác.

Người mà hiện giờ sự thoải mái, thanh thản luôn tỏa sáng trên khuôn mặt đã hằn những vết nhăn của năm tháng. Tỷ phú Farnum âm thầm giao cho tôi toàn bộ khối tài sản của mình để làm những việc có ý nghĩa. Tôi nghĩ đến những người giàu có như ông, mặc dù tuổi đời đã cao nhưng vẫn loay hoay từng ngày ngắn ngủi còn lại trong cuộc đời để lo toan, tính toán từng con số trong trương mục ngân hàng.

Người giàu keo kiệt

Farnum nói tiếp: “Tôi từng thấy một người hành khất nghèo đói vừa xin được một miếng bánh pizza đã vội chia sẻ ngay với một con chó hoang gầy ốm đang lang thang kiếm ăn gần đó. Việc cho đi mà không mong đợi sự đáp trả nào như thế còn cao đẹp hơn cả những triệu phú sẵn sàng bỏ số tiền lớn làm từ thiện nhưng mục đích là để tên tuổi, công lao của họ được tung hô trên báo chí”.

Tôi gật đầu: “Anh nói đúng. Đa số người ta làm việc đều mong đợi kết quả nào đó, dù là phần thưởng vật chất hay chỉ là một lời khen tặng”.

Farnum tiếp tục: “Có lẽ anh cũng thấy, hầu hết những người giàu đều có xu hướng thu vào và không muốn cho ra. Quá nửa những người có quyền thế, gia sản khổng lồ đều chỉ biết tích lũy chứ không biết bố thí, cho đi, hay giúp đỡ người khác. Đối với họ, nghe nói đến chữ “bố thí” là đã thấy e dè, vì bản tính của họ là nắm giữ khư khư thật chắc, còn cho đi là mất mát, là đau khổ, là xót xa. Một xã hội mà có quá nhiều người giàu keo kiệt như thế thì không thể là một xã hội lành mạnh được, nó thối rữa từ bên trong đấy”.

muongkiepnhansinh3-4-.jpg

Farnum im lặng như suy nghĩ rồi nói tiếp: “Chúng ta đều là những người làm trong lĩnh vực về tài chính nên biết rõ các dữ liệu kinh tế. Trước đây, hầu hết các công ty lớn nhỏ đều phân phối lợi nhuận một cách công bằng, rộng rãi. Qua báo cáo tài chính, chúng ta biết rõ họ đã trả lương cho nhân viên bao nhiêu, quyền lợi thế nào, đóng thuế cho chính phủ ra sao. Chính sách phân phối công bằng này đã tạo ra sự thịnh vượng cho xã hội trong thời gian rất lâu.

Tuy nhiên bắt đầu từ thập niên 70, đã có sự thay đổi lớn bởi quan niệm của nhà kinh tế học Milton Friedman, khi ông khẳng định rằng: "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tận dụng mọi nguồn lực của mình và tham gia vào các hoạt động được thiết kế để gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp". Lúc đó, những người đầu tư như chúng ta đều hết lòng ca tụng Milton nhất là khi ông đoạt giải Nobel Kinh tế nhờ những đóng góp vào chủ nghĩa tiền tệ (Monetarism) mà đến nay vẫn được coi là khuôn vàng thước ngọc”.

Phải chăng vì lòng tham, mà…

Tôi đồng tình: “Nhiều lãnh đạo cũng áp dụng chính sách này cho quốc gia của họ, không mấy ai ngờ được hậu quả về sau”.

Farnum gật đầu: “Quan niệm này đã thúc đẩy lòng tham của một số giám đốc điều hành, họ lợi dụng lý thuyết này để áp dụng một cách sai lạc nhằm vơ vét tất cả những gì họ có thể lấy được. Anh cũng như tôi đều nhìn thấy rõ, trong khi mức lương của công nhân làm trong các doanh nghiệp vẫn đứng yên tại chỗ thì lương các giám đốc điều hành đã gia tăng theo cấp số nhân. Sự bất bình đẳng này vẫn còn tiếp tục kéo dài cho đến nay.

Khi xưa, đa số những người lãnh đạo doanh nghiệp đều bắt đầu từ vị trí thấp rồi mới lên cao, họ đều là những chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động. Bắt đầu từ thập niên 70, với quan niệm phải gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, hầu hết các giám đốc điều hành này đều bị thay thế bởi những người tốt nghiệp về tài chính, xuất thân từ các trường đại học hàng đầu như Harvard, Chicago, Pennsylvania, Stanford… Bằng quản trị kinh doanh (MBA) là chìa khóa mở cánh cửa để bước vào vị trí giám đốc điều hành. Những người này chỉ có một mục đích duy nhất là làm gia tăng lợi nhuận tối đa để cho giá cổ phiếu lên cao.

Họ tiến hành sa thải một số lượng lớn công nhân nhằm cắt giảm chi phí, đóng cửa nhiều nhà máy, chuyển việc sản xuất qua những quốc gia khác có mức lương nhân công thấp nhằm tăng lợi nhuận. Họ thêu dệt các cụm từ như "toàn cầu hóa", "mang việc làm đến cho những quốc gia kém mở mang, thúc đẩy phát triển kinh tế tại những nơi đó". Thật ra, mục đích duy nhất chỉ là giảm chi, tăng thu, nhằm kiếm lợi nhuận tối đa. Từ đó, giá trị công ty không còn được đánh giá bằng sản phẩm hay chất lượng cao mà bằng mức lợi nhuận, bằng việc giá cổ phiếu lên bao nhiêu điểm.

muonkiepnhansinh_quote-2-.jpg

Đây là chính sách ngắn hạn nhưng vô cùng tai hại. Tuy đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng thu nhập cho giám đốc điều hành và thân chủ cổ phiếu, nhưng lại gây ra bất ổn cho xã hội, tăng tỷ lệ thất nghiệp, thu hẹp giai cấp trung lưu, tạo ra bất bình đẳng giàu nghèo. Một doanh nghiệp mà không có phát kiến mới, chỉ sản xuất các sản phẩm với chi phí thấp nhưng lại muốn thu được lợi nhuận cao thì làm sao có thể vượt lên và tiến bộ được trong thế giới cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay?”.

Vấn đề Farnum vừa đề cập khiến tôi nghĩ đến việc phá sản hàng loạt của các công ty lớn trong thời gian vừa qua. Hầu hết những công ty có được sự thành công vẻ vang từ đầu thế kỷ 20 thì hiện nay đều suy sụp hay đã biến mất trên thị trường. Phải chăng chỉ vì lòng tham của một thiểu số lãnh đạo đã mang lại hậu quả tai hại như thế?

Farnum nói thêm: “Từ khi các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng chính sách này, thị trường chứng khoán và giá cổ phiếu đã gia tăng hơn bao giờ hết. Tôi thấy nhiều giám đốc điều hành ngày nay trở nên tàn nhẫn chưa từng thấy. Mọi công ty đều đua nhau sa thải công nhân, đóng cửa xưởng máy, chuyển việc làm ra ngoại quốc, cắt giảm ngân sách nghiên cứu, chỉ để đạt được mục tiêu là gia tăng lợi nhuận, bất kể mọi hiểm họa gây ra cho tương lai. Khi giá cổ phiếu lên cao, người đầu tư vào cổ phiếu gia tăng, doanh nghiệp càng có nhiều tiền thì các vị giám đốc này sẽ làm gì? Họ thẳng tay thanh toán các công ty đối thủ để giảm cạnh tranh”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Muôn kiếp nhân sinh 3 - Kỳ 1: Khi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là… gia tăng lợi nhuận