Nếu hơn 32.000 tỉ đồng được “bơm” vào hệ thống ngân hàng thông qua việc tăng vốn điều lệ thành công, bảng xếp hạng và vị thế nhiều ngân hàng ở Việt Nam sẽ có sự thay đổi đáng kể.

Vị thế các ngân hàng thay đổi ra sao sau cuộc đua tăng vốn điều lệ?

Phan Diệu | 09/05/2017, 10:24

Nếu hơn 32.000 tỉ đồng được “bơm” vào hệ thống ngân hàng thông qua việc tăng vốn điều lệ thành công, bảng xếp hạng và vị thế nhiều ngân hàng ở Việt Nam sẽ có sự thay đổi đáng kể.

Ồ ạt tăng vốn điều lệ

Ngoại trừ Sacombank dời lịch họp tới cuối tháng 5 và PvcomBank dự định họp vào cuối tháng 6 thì mùa đại hội cổ đông thường niên năm 2017 của các ngân hàng cơ bản đã kết thúc. Một điểm chung trong mùa đại hội lần này là rất nhiều ngân hàng từ nhỏ đến lớn đã trình cổ đông phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ, dù năm 2016 đã tăng hàng nghìn tỉ đồng.

Hiện tại, đã có 14 ngân hàng có kế hoạch tăng vốn điều lệ, với số vốn tổng cộng hơn 32.000 tỉ đồng bao gồm VPBank (5.000 tỉ đồng), Techcombank (5.000 tỉ đồng), Vietcombank (3.600 tỉ đồng), BIDV (3.598 tỉ đồng), NCB (3.000 tỉ đồng), VIB (2.500 tỉ đồng), Nam A Bank (2.000 tỉ đồng), ACB (1.882 tỉ đồng), SCB (1.700 tỉ đồng),MB (1.000 tỉ đồng), OCB (1.000 tỉ đồng), SHB (839 tỉ đồng), HDBank (567 tỉ đồng), Lienvietpostbank (540 tỉ đồng) và VietA Bank (350 tỉ đồng).

     
  • Techcombank và VPBank là hai nhà băng “tham vọng” nhất khi cùng muốn tăng vốn thêm khoảng 5.000 tỉ đồng. Theo đó, Techcombank trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ mức 8.878 tỉ đồng lên 14.878 tỉ đồng. Việc tăng vốn thông qua chào bán 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ nắm giữ.
  •  
  • VPBank trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ từ 10.765 tỉ đồng lên mức hơn 14.000 tỉ đồng. VPBank sẽ thực hiện 2 đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
  •  
  • Vietcombank và BIDV cómục tiêu tăng vốn lần lượt 3.600 tỉ đồng và 3.598 tỉ đồng. Vietcombank đã trình cổ đông về việc tăng vốn điều lệ năm 2017 thêm gần 3.600 tỉ đồng thông qua phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược hoặc chào bán cổ phần ra công chúng tương đương 10% vốn điều lệ hiện hành.
  •  
  • VIB công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2017 với hai phương án: trả cổ tức 5% bằng tiền mặt và 39,6% bằng cổ phiếu thưởng, vốn điều lệ dự kiến tăng lên 5.644 tỉ đồng; hoặc trả cổ tức và cổ phiếu thưởng với tỷ lệ tối đa 44,6%, tăng vốn lên 8.185 tỉ đồng.
  •  
  • Nam A Bankxin đại hội cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 3.021 tỉ đồng lên 5.000 tỉ đồng. Ngân hàng sẽ tăng vốn từ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2015 là 150 tỉ đồng; tăng vốn từ phát hành cổ phiếu mới 1.828 tỉ.
  •  
  • ACB, SCB cùngcó kế hoạch tăng vốn trên 1.000 tỉ đồng trong năm nay. Tính đến hết năm 2016, vốn điều lệ của ACB đạt 9.377 tỉ đồng và thuộc nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có vốn điều lệ dẫn đầu. Còn tại SCB, nếu tăng vốn thànhcông, quy mô vốnsẽ lên mức 16.000 tỉ đồng.

Nếu kế hoạch tăng vốn thành công thì vị thế của các ngân hàng sẽ thay đổi. Cụ thể, Vietcombank sẽ vượt VietinBank để dẫn đầu hệ thống ngân hàng về quy mô vốn với hơn 39.000 tỉ đồng. Còn VPBank, Techcombank sẽ cùng Sacombank, MBBank và SCB “đẩy” ACB, SHB, Eximbank ra để vươn lên nhóm 5 ngân hàng cổ phần tư nhân có vốn cao nhất.

Ở nhóm các ngân hàng nhỏ, với sự tăng vốn bùng nổ sẽ giúp Nam A Bank và OCB bứt phá khỏi nhóm nhà băng nhỏ và vượt lên nhóm có vốn điều lệ hơn 5.000 tỉ đồng.

Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn

Theo lãnh đạo nhiều ngân hàng, nguyên nhân khiến các nhà băng ồ ạt tăng vốn điều lệ lần này nhằm bổ sung năng lực tài chính để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn và các chỉ tiêu trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, việc này cũng nhằm để các nhà băng xây dựng trụ sở, mở rộng chi nhánh, đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin…

Ông Trần Ngọc Tâm - Phó tổng giám đốcNam A Bank cho rằng xét ở khía cạnh vi mô, tăng vốn giúptạo thêm nguồn vốn trung và dài hạn nhằm tài trợ cho các hoạt động cấp tín dụng. Còn ở khía cạnh vĩ mô, việc tăng vốn điều lệ là để ngân hàng mở rộng quy mô, nâng cao năng lực tài chính tăng khả năng cạnh tranh không chỉ đối với các tổ chức tín dụng trong nước mà còn trong khu vực.

Trong khi đó, ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank đánh giá việc tăng vốn điều lệ là cần thiết nhằm giúp đáp ứng tốt hơn các chỉ số an toàn trong hoạt động ngân hàng và chuẩn bị cho việc đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn theo thông lệ của Basel 2 (chuẩn mực an toàn vốn của ngân hàng).

Ngoài ra, việc tăng vốn nhằm nâng cao năng lực đầu tư phát triển hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại và xây dựng, phát triển hệ thống trụ sở, mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Vốn tự có là vấn đề quan trọng nhất là để quyết định mức độ có thể mở rộng quy mô tổng tài sản, giám sát chất lượng tài sản của ngân hàng.

Lãnh đạo ngân hàng ACB cũng nói rằng việc tăng vốn là nhu cầu cần thiết nhằm bổ sung vốn trung và dài hạn để đáp ứng giới hạn liên quan đến cấp tín dụng, đồng thời có thêm nguồn vốn đầu tư cho hệ thông công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, hệ thống quản trị rủi ro.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vị thế các ngân hàng thay đổi ra sao sau cuộc đua tăng vốn điều lệ?