Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) sẽ cung cấp khoản vay trị giá 188,36 triệu USD (tương đương với khoảng 4.371 tỉ đồng) cho Dự án "Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc".

Vay ADB hơn 4.000 tỉ đồng để kết nối giao thông Hà Nội với Tây Bắc

06/03/2019, 12:13

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) sẽ cung cấp khoản vay trị giá 188,36 triệu USD (tương đương với khoảng 4.371 tỉ đồng) cho Dự án "Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc".

Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc là một dự án rất có ý nghĩa đối với Việt Nam bởi Tây Bắc là vùng trũng nhất của Việt Nam về cơ sở hạ tầng - Ảnh: Internet

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng và ông Eric Sidgwick - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ngày 5.3 đã ký kết Hiệp định Khoản vay trị giá 188,36 triệu USD cho Dự án “Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc”.

Dự án “Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc” có tổng mức đầu tư là 236,673 triệu USD (tương đương 5.500 tỉ đồng), trong đó vốn vay ODA của ADB là 188,36 triệu USD (tương đương với 4.371 tỉ đồng); vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc trị giá 4,481 triệu USD và vốn đối ứng là 43,829 triệu USD do ngân sách Trung ương đảm bảo, được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ GTVT. Cơ quan chủ quản của dự án là Bộ GTVT; cơ quan thực hiện - chủ đầu tư là Ban dự án 2 của Bộ GTVT.

Dự án được ký kết nhằm xây dựng tuyến nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai với tổng chiều dài đầu tư xây dựng khoảng 147 km, trong đó đầu tư xây dựng mới khoảng 14,03 km, nâng cấp mở rộng 132,8 km, xây mới 17 cầu bê tông cốt thép rộng 9 m với tổng chiều dài khoảng 730 m (chưa bao gồm đường dẫn đầu cầu); Xây dựng tuyến nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Tổng chiều dài tuyến nâng cấp mở rộng khoảng 51,375 km (trong đó: 4,6 km được đi theo tuyến mới), xây mới 14 cầu bê tông cốt thép rộng 7,5 m với tổng chiều dài khoảng 437 m (chưa bao gồm đường dẫn đầu cầu).

Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào năm 2024, khi đó sẽ giúp hoàn chỉnh thêm mạng lưới giao thông trong khu vực, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, tăng khả năng kết nối khu vực, đảm bảo giao thông trong trường hợp mưa lũ lớn xảy ra cho các tỉnh miền núi phía Bắc (Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu).

Ông Eric Sidgwick - Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam cho biết: “Dự án được thực hiện sẽ không chỉ thúc đẩy thương mại ở biên giới, đầu tư tư nhân và tạo việc làm trong khu vực mà còn mang lại khả năng tiếp cận tốt hơn tới các dịch vụ xã hội cơ bản, như giáo dục, y tế, đào tạo nghề và cứu trợ thảm họa trong trường hợp khẩn cấp cho người dân các tỉnh Tây Bắc, đặc biệt là người dân tộc thiểu số nghèo”.

Ông còn khẳng định: "Trong thời gian tới ADB sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các đối tác, đặc biệt là với Chính phủ Úc để đảm bảo cho dự án thành công".

Tính đến năm 2018, đã có khoảng 173 chương trình, dự án do ADB tài trợ cho Việt Nam với tổng vốn hỗ trợ đạt khoảng 15,32 tỉ USD từ 2 nguồn vốn ODA và vay ưu đãi. Các dự án của ADB cho Việt Nam vay trải dài trên nhiều lĩnh vực gồm giao thông, thuỷ lợi, xoá đói giảm nghèo, Y tế và giáo dục, phát triển đô thị... góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vay ADB hơn 4.000 tỉ đồng để kết nối giao thông Hà Nội với Tây Bắc