Thực phẩm bẩn đang được xem là vấn nạn đối với ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam hiện nay. Thực tế này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, niềm tin người tiêu dùng mà còn dẫn đến nguy cơ mất cân bằng trong cơ cấu phát triển nông nghiệp, kém hiệu quả cả về giá trị kinh tế.

Vấn nạn thực phẩm bẩn: 'Vì lợi ích cục bộ mà dân mình tự hại nhau'

tuyetnhung | 15/07/2016, 15:33

Thực phẩm bẩn đang được xem là vấn nạn đối với ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam hiện nay. Thực tế này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, niềm tin người tiêu dùng mà còn dẫn đến nguy cơ mất cân bằng trong cơ cấu phát triển nông nghiệp, kém hiệu quả cả về giá trị kinh tế.

Câu chuyện này tiếp tục "nóng" lên tại hội thảo nông nghiệp“Giải pháp thúc đẩy trách nhiệm thực thi trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp” diễn ra ngày 15.7.

Thực phẩm bẩn vớinhững hệ lụy nghiêm trọng

Trước bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề mất vệ sinh,an toàn thực phẩm diễn biến ngày càng nghiêm trọng đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành nông nghiệp Việt Nam.Bàn về vấn đề này, Phó trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Phạm Xuân Đương nhận định rằngthực phẩm không an toàn hiện đang ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực, sinh kế, đời sống và sức khỏe của người dân Việt Nam. Thậm chí vấn đề nàycòn ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi Việt Nam, hơn nữa là niềm tin của người tiêu dùng trước những giá trị về kinh tế, văn hóa và đạo đức của các sản phẩm do con người tạo ra và tác động đến quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Ông Phạm Xuân Đương, Phó trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 10% dân số thế giới bị ngộ độc do ăn thức ăn nhiễm độc, trong số đó có hàng trăm nghìn người bị chết vì nguyên nhân thực phẩm không an toàn.

Còn ở Việt Nam, ông Phạm Xuân Đương cho biết, tỷ lệ thực phẩm chưa an toàn đang ở mức rất cao. Số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm do các tác nhân nấm mốc, vi sinh vật, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích sinh trưởng, kháng sinh, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, thuốc chống ẩm mốc… còn xuất hiện, tồn dư trong thực phẩm sử dụng hàng ngày của người tiêu dùng còn khá cao, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Con số thống kê ngộ độc thực phẩm cho thấy số vụ và số người bị ngộ độc không giảm trong những năm gần đây mà còn có dấu hiệu gia tăng.

Kết quả điều tra 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy: Rau có 4,2% vi phạm trong đó thuốc bảo vệ thực vật chiếm 3,98%;thịt có10,93%, trong đó vi sinh chiếm9,7%, hóa chất, kháng sinh, chất cấm, kim loại nặng chiếm 1,3%;thủy sản nuôi có 1,61% trong đó chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, chất cấm chiếm 1,41%, tăng 1,14% so với cuối năm 2015.

Vì lợi ích cục bộ màdân mình tự hại nhau

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến thực trạng báo động này, ông Đương cho rằng do phương thức sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn lạc hậu, nhỏ lẻ; quản lý chất lượng sản phẩm còn lỏng lẻo ở nhiều khâu trong chuỗi từ sản xuất, chế biến, vận chuyển, bao gói, tiêu thụ thực phẩm; nhận thức và ý thức, trách nhiệm về an toàn của các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi sản xuất, quản lý còn nhiều hạn chế.

Minh chứng cho những điều trên, đại diện Viện Kinh tế Việt Nam ví dụ, chỉ tính riêng chi phí để chứng nhận tiêu chuẩn GAP cho mỗi cánh đồng lớn do vài chục hộ nông dân canh tác cũng lên tới hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng. Khoản này đội giá thành lên vài trăm đồng trên mỗi ki-lô thóc. Trong khi đó, nông sản trồng theo GAP như lúa, cây ăn trái, chè… ở một số địa phương do không có đầu mối đưa đến tận tay người tiêu dùng nên khi được bán ra chợ hoặc thu gom bởi các thương lái, thì lại hòa lẫn với các nông sản trồng theo phương thức thông thường, vì vậy cũng chỉ bán với giá thông thường. Theo đó, đầu ra tiêu thụ chính là trở ngại lớn hiện nay, làm tiêu tan sự hào hứng của người sản xuất đối với nông sản sạch.

"Chính vì chạy theo lợi ích cục bộ, ngắn hạn của cả hai bên liên kết làdoanh nghiệp và các hộ nông dân, đãdẫn đến việc tự ý phá vỡ các hợp đồng cam kết về sản xuất,cung ứng nông phẩm “sạch” và làm cho các hộ tiểu nông quay trở lại với phương thức sản xuất nhỏ. Và điều này cũng vô tình làmdân mình tự hại nhau", vị chuyên gia này lo ngại.

Mặt khác, theo vị chuyên gia này, ngoài lý do đến từ phía người dân thì quy định pháp luật nước ta còn chưa đủ sức răn đe. Trong khi đó, bộ máy quản lý nhà nước không xác định được trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân cụ thể về an toàn thực phẩm, không ai bị kỷ luật khi để tình trạng mất an toàn thực phẩm tràn lan. Công tác thanh tra kiểm soát của lực lượng chức năng không tốt, không nghiêm, còn tình trạng bao che, thông đồng.

Xây dựng cách thức truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Bà Võ Ngân Giang, đại diện Tổ chức Nông lương thực Liên hợp quốc (FAO), nhận định rằng, truy xuất nguồn gốc hiện nay chính là khả năng theo dõi thức ăn hoặc thực phẩm qua các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối cụ thể. Trong những năm qua, có rất nhiều loại bệnh có nguồn gốc từ động vật có thể lây lan cho con người như H5N1… vì vậy cần truy xuất để loại bỏ các mầm mống bệnh tật này.

Hơn nữa, người tiêu dùng hiện nay ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, kênh phân phối, có đạt yêu cầu an toàn thực phẩm, có chứng chỉ an toàn không. Chính nhà sản xuất cũng phải tự hỏi liệu rằng người tiêu dùng có tin chất lượng sản phẩm của mình không. Khi có sự việc xảy ra cần phải nhanh chóng xác định các "mắt xích" bị lỗi ở khâu nào,sản xuất phân phối, hay bảo quản.

Với các cơ quan quản lý, theo bà Giang phải đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Hệ thống truy xuất hiệu quả phải có hệ thống thông tin cho phép các doanh nghiệp nông nghệp quản lý nguy cơ tốt hơn. Hệ thống này cũng giúp phản ứng nhanh với trường hợp khẩn cấp hoặc thu hồi sản phẩm. Đồng thời, giảm đáng kể thời gian đáp ứng bằng cách nhanh chóng xác định nguồn gốc và vị trí sản phẩm.

Theo bà Giang, đặc thù của hệ thống truy xuất là xác định đến từng lô của nguyên liệu. Các tác nhân trong chuỗi cần phải đăng ký, lưu giữ và chia sẻ có chọn lọc theo cấp độ có thông tin về địa chỉ, nguồn gốc, điều kiện sản xuất, thời gian.

Bà Giang cũngnhấn mạnh, quá trình tìm ra nguồn gốc thực phẩm bẩn rất cần thiết với những ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý hiệu quả các truy xuất nguồn gốc. Trong đó, các yếu tố đảm bảo truy xuất như: sơ đồ và cách thức tổ chức chuỗi cung ứng, số lượng và mức độ hợp tác các tác nhân, khả năng tác nhân, nguồn nguyên liệu đầu vào, năng lực quản lý, xác nhận và kiểm chứng.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vấn nạn thực phẩm bẩn: 'Vì lợi ích cục bộ mà dân mình tự hại nhau'