VAMC vừa thông báo đấu giá tài sản của Công ty CP Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Phú Tài. Thuận Thảo Nam Sài Gòn được thành lập năm 2004 bởi bà Võ Thị Thanh - Chủ tịch HĐQT Thuận Thảo, người được biết đến là một nữ đại gia Phú Yên.

VAMC rao bán tài sản bị siết nợ của công ty nữ đại gia Phú Yên

19/08/2018, 16:21

VAMC vừa thông báo đấu giá tài sản của Công ty CP Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Phú Tài. Thuận Thảo Nam Sài Gòn được thành lập năm 2004 bởi bà Võ Thị Thanh - Chủ tịch HĐQT Thuận Thảo, người được biết đến là một nữ đại gia Phú Yên.

Bà Võ Thị Thanh - Chủ tịch HĐQT Công ty Thuận Thảo

Tờ Zing ngày 19.8 dẫn tin từ Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết, tính tới ngày 30.6.2018 tổng nợ gốc và lãi khoản nợ này là hơn 2.378 tỉ đồng. Trong đó, số nợ của Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 92 khách hàng cá nhân tại VAMC là trên 1.905 tỉ đồng, gồm 939 tỉ đồng nợ gốc và 966 tỉ tiền lãi.

Công ty của nữa đại gia Phú Yên và 3 cá nhân khác cũng có khoản nợ tại BIDV chi nhánh Phú Tài gần 473,4 tỉ đồng, trong đó 269.000 tỉ nợ gốc và 204,4 tỉ đồng lãi.

Các khoản vay được đảm bảo bằng các tài sản như trụ sở công ty tại 100B đường Bùi Thị Xuân, quận 1 TP.HCM, có diện tích 275 m2; hai lô đất có tổng diện tích 22ha ở thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM và 5,2 triệu cổ phiếu Công ty CP Thuận Thảo (mã chứng khoán: GTT) thuộc sở hữu của bà Võ Thị Thanh.

Giá khởi điểm cho khối tài sản siết nợ của nữ đại gia Phú Yên là 1.208 tỉ đồng. Phương thức đấu giá sẽ được thực hiện bằng bỏ phiếu gián tiếp và kết quả thông báo vào ngày 24.8.

Hồi đầu tháng 5, BIDV Phú Tài có văn bản đề nghị VAMC thêm thời gian đấu và điều chỉnh giá khởi điểm rao bán khoản nợ của Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 cá nhân liên quan từ 845 tỉ đồng lên 1.208 tỉ đồng. Lý do được ngân hàng đưa ra là "số lượng tổ chức nộp hồ sơ đăng ký đến hạn cuối 18.5 rất ít".

Từng có vốn chủ sở hữu đạt 450 tỉ đồng, nhưng tới cuối 2016, Công ty CP Thuận Thảo âm hơn 420 tỉ đồng, không còn vốn lưu động để hoạt động, trong khi chi phí lãi vay và chi phí phạt chậm nộp thuế phát sinh không ngừng.

Cuối tháng 2.2017, Cục Thuế tỉnh Phú Yên đã hủy bỏ giá trị sử dụng toàn bộ hóa đơn bao gồm cả tem, vé và thẻ do doanh nghiệp này của bà nợ thuế hàng trăm tỉ đồng mà không thanh toán được. Trước đó vào giữa năm 2016, Thuận Thảo bị hủy niêm yết toàn bộ 43,5 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM do âm vốn chủ sở hữu.

Tình trạng thua lỗ nặng nề bắt nguồn từ việc Thuận Thảo liên tục mở rộng đầu tư, phát triển trong 5-7 năm qua với hàng loạt các dự án bất động sản du lịch trong bối cảnh du lịch Tuy Hòa (Phú Yên) vẫn chưa thực sự phát triển và thị trường bất động sản bước vào thời kỳ khủng hoảng.

Doanh thu của Thuận Thảo liên tục sụt giảm, nợ nần chồng chất từ năm 2013. Tới cuối 2016, Thuận Thảo lỗ lũy kế gần 900 tỉ đồng. Nợ ngắn hạn lên tới hơn 950 tỉ đồng (trong tổng nợ hơn 1.280 tỉ đồng), cao hơn cả tổng tài sản tính tới cuối năm 2016 ở mức 858 tỉ đồng.

Báo cáo tài chính cho thấy, ngoài các khoản nợ ngân hàng trị giá hàng trăm tỉ đồng không có khả năng thanh toán, trong nhiều năm liền, Thuận Thảo thiếu tiền cổ tức, tiền vay mượn và tiền thù lao cho các thành viên trong gia đình của Chủ tịch Võ Thị Thanh.

Một điểm bất thường trong báo cáo tài chính của Thuận Thảo là khoản đầu tư tài chính 400 tỉ đồng vào Thuận Thảo Nam Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Võ Thị Thanh thành lập từ năm 2004. Đây là khoản phát sinh từ 3.2013 theo hợp đồng cho vay với thời hạn vay là 12 tháng, nợ gốc vay và lãi vay được đảm bảo bằng quyền chuyển đổi thành vốn góp của Thuận Thảo Nam Sài Gòn.

Trong báo cáo tài chính năm 2013, khoản phải thu của khách hàng bất ngờ tụt giảm xuống chỉ còn 14 tỉ đồng, so với con số 412 tỉ đồng cuối năm 2012, tức chênh nhau gần 400 tỉ đồng. Điều này khiến cho nhiều người đặt dấu hỏi về đường đi của nguồn tiền này.

Từ năm 2013, giữa bà Võ Thị Thanh, Thuận Thảo và Thuận Thảo Nam Sài Gòn đã có nhiều quan hệ vay mượn xóa nợ. Cho đến cuối 2016, Thuận Thảo Nam Sài Gòn vẫn chưa thanh toán khoản nợ gốc và lãi vay lên đến hơn 450 tỉ đồng. Thuận Thảo năm 2016 thừa nhận có nguy cơ mất khả năng thu hồi khoản cho vay này.

Trên thị trường chứng khoán, Thuận Thảo là một doanh nghiệp tư nhân đi lên từ doanh nghiệp gia đình. Tất cả thành viên HĐQT là người trong một gia đình. Mô hình công ty gia đình có trường hợp thành công, nhưng nhiều trong số đó gặp khó khăn như trường hợp Gỗ Trường Thành, Quốc Cường Gia Lai...

Còn Thuận Thảo, lũy kế thua lỗ khổng lồ là do sử dụng đòn bẩy tài chính tài chính quá lớn, dùng nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Đầu tư dàn trải, doanh thu không đủ đề bù đắp chi phí lãi vay khiến công ty rơi vào khủng hoảng kéo dài.

Ngoài ra, công ty phát triển bùng nổ nhưng quản trị không theo kịp. Số phận của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào một người. Sự thiếu minh bạch với các khoản vay nợ lòng vòng các doanh nghiệp thuộc tư nhân cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp

Trong kinh doanh, nhất là khi doanh nghiệp đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, thì sự minh bạch là điều vô cùng cần thiết. Với các giao dịch liên quan đến cá nhân, đặc biệt là lãnh đạo hoặc người nhà của lãnh đạo doanh nghiệp, yêu cầu về sự minh bạch lại càng cao.

A.Thư tổng hợp

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
VAMC rao bán tài sản bị siết nợ của công ty nữ đại gia Phú Yên