Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đang "rót" hơn 42.500 tỉ đồng tiền nhàn rỗi mua trái phiếu chính phủ, trong đó tập trung ở kỳ hạn 5 năm. Lãi suất thu về trong 6 tháng đầu năm là hơn 1.272 tỉ đồng.

Bảo hiểm Tiền gửi đang đem bao nhiêu tiền nhàn rỗi mua trái phiếu?

16/08/2018, 15:53

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đang "rót" hơn 42.500 tỉ đồng tiền nhàn rỗi mua trái phiếu chính phủ, trong đó tập trung ở kỳ hạn 5 năm. Lãi suất thu về trong 6 tháng đầu năm là hơn 1.272 tỉ đồng.

Lãi trái phiếu được Bảo hiểm Tiền gửi thu về ngày càng tăng - Ảnh: Internet

Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam mới đây lần đầu công bố thông tin tài chính. Theo đó, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2018 là báo cáo đầu tiên doanh nghiệp này công bố. Hiện đơn vị này có hơn 700 triệu tiền mặt, 245 tỉ đồng gửi ngân hàng.

Đáng chú ý, sau khi được phép sử dụng vốn nhàn rỗi để mua trái phiếu từ năm 2016, trong 6 tháng đầu năm nay, bảo hiểm tiền gửi đã mang tới hơn 42.528 tỉ đồng mua trái phiếu chính phủ (tăng hơn 4.000 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái). Trong đó, nhiều nhất là kỳ hạn 5 năm với 19.768 tỉ đồng, tiếp đến là kỳ hạn 20 năm là 6.840 tỉ đồng, kỳ hạn 15 năm là 5.803 tỉ đồng, kỳ hạn 30 năm là 3.582 tỉ đồng, kỳ hạn 10 năm là 3.349 tỉ đồng, kỳ hạn 7 năm là 1.899 tỉ đồng, kỳ hạn 3 năm là 1.284 tỉ đồng.

Số tiền mua trái phiếu khủng trên đã giúp Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam thu về hơn 1.272 tỉ đồng tiền lãi nửa đầu năm nay, tăng so với mức hơn 1.100 tỉ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo cũng cho biết doanh thu từ hoạt động bảo hiểm tiền gửi 6 tháng đầu năm 2018 của đơn vị là hơn 259 tỉ đồng, tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp lại tốn tới 143 tỉ đồng khiến tổng lợi nhuận thu về của doanh nghiệp chỉ đạt 115 tỉ đồng.

Hiện Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam có 45.000 tỉ đồng tài sản, 39.000 tỉ đồng nợ phải, trong đó chủ yếu là số nợ từ quỹ dự phòng nghiệp vụ.

Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam được thành lập từ năm 1999 và đi vào hoạt động năm 2000, là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động theo mô hình công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Theo Luật Bảo hiểm tiền gửi hiện hành, bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị mất khả năng chi trả hoặc phá sản.

Theo thống kê, đến hết năm 2017, 1.275 tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi, trong đó có 92 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, một ngân hàng hợp tác xã và 1.177 quỹ tín dụng nhân dân cùng 4 tổ chức tài chính vi mô.

Chỉ riêng năm 2017, Bảo hiểm Tiền gửi đã thu về gần 5.867 tỉ đồng tiền từ các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm, tăng 970 tỉ đồng, tương đương 20% so với năm trước đó. Cũng theo quy định hiện hành, khách hàng sẽ được Bảo hiểm Tiền gửi chi trả 75 triệu đồng/người/tổ chức tín dụng nếu ngân hàng nơi gửi tiền phá sản.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bảo hiểm Tiền gửi đang đem bao nhiêu tiền nhàn rỗi mua trái phiếu?