Hãng dược AstraZeneca đầu tuần qua thông báo vắc xin ngừa COVID-19 do họ hợp tác đại học Oxford phát triển đạt hiệu quả trung bình 70% trong thử nghiệm giai đoạn cuối ở Anh và Brazil.

Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca bị nghi ngờ về độ hiệu quả

Cẩm Bình | 28/11/2020, 15:57

Hãng dược AstraZeneca đầu tuần qua thông báo vắc xin ngừa COVID-19 do họ hợp tác đại học Oxford phát triển đạt hiệu quả trung bình 70% trong thử nghiệm giai đoạn cuối ở Anh và Brazil.

Kết quả trên cao hơn chuẩn 50% mà Mỹ đặt ra. Châu Âu hiện chưa đặt ra mức tối thiểu.

Tuy nhiên 70% là trung bình từ 2 chế độ dùng vắc xin khác nhau: tiêm 2 liều đầy đủ cách nhau 1 tháng chỉ đạt hiệu quả 62%, và tiêm trước nửa liều rồi mới dùng liều đầy đủ (cũng cách 1 tháng) cho hiệu quả 90%.

Đáng chú ý là chế độ tiêm cho hiệu quả 90% chỉ được thực hiện trên nhóm nhỏ với 2.741 tình nguyện viên – làm dấy lên lo ngại từ giới chuyên gia.

640x-1.jpg
Vắc xin do AstraZeneca phát triển đạt hiệu quả trung bình 70% - Ảnh: Bloomberg

Giáo sư y học thực chứng Peter Openshaw thuộc đại học Hoàng gia Luân Đôn lưu ý: “Chúng ta hiện chỉ có dữ liệu hạn chế. Nên chờ dữ liệu đầy đủ và xem thử cơ quan quản lý nhìn nhận thế nào về kết quả thử nghiệm”.

Giáo sư Paul Hunter thuộc đại học East Anglia cũng đánh giá quy mô nhóm thử nghiệm nhỏ làm làm giảm đi độ tin cậy của kết quả.

AstraZeneca tuyên bố chuyện thử nghiệm tiêm nửa liều đã được cơ quan quản lý Anh lẫn đơn vị giám sát độc lập chấp nhận. Phía cơ quan quản lý công khai xác nhận chẳng có gì đáng lo ngại.

Đại học Oxford và Cục quản lý Thực phẩm - Dược phẩm Mỹ (FDA) chưa lên tiếng bình luận. Cơ quan Dược phẩm châu Âu hôm 26.11 cho biết sẽ tiến hành đánh giá một khi AstraZeneca gửi dữ liệu đến.

Ngoài kết quả thử nghiệm đáng mơ ước, AstraZeneca cung cấp rất ít thông tin để giới khoa học có thể xem xét. Họ không nói rõ có bao nhiêu người mắc bệnh trong các nhóm thử nghiệm.

Nhà nghiên cứu Morgane Bomsel thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp nhận xét: “Còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời. Tôi có cảm giác AstraZeneca chọn lọc thông tin công bố”.

Tiến sĩ Moncef Slaoui - nhân vật đứng đầu chiến dịch hỗ trợ phát triển vắc xin COVID-19 của Mỹ - cũng chỉ ra lỗ hổng: Không ai trong nhóm tiêm trước nửa liều trên 55 tuổi – như vậy sản phẩm của AstraZeneca chưa chứng minh được hiệu quả trên đối tượng dân số lớn tuổi dễ mắc bệnh. Nhóm tiêm đủ 2 liều có tình nguyện viên trên 55 tuổi nhưng không rõ họ có mắc bệnh sau khi tiêm hay không.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca bị nghi ngờ về độ hiệu quả