Mong muốn xóa tan tiếng đồn robusta (cà phê vối) như loại hạng hai và chỉ thích hợp cho đồ uống hòa tan, ngày càng nhiều nhà sản xuất trên khắp thế giới tung ra những loại hạt được trồng, hái và chế biến với chất lượng cao hơn.

Từ Việt Nam đến Uganda, cà phê vối biến giới phê bình thành người hâm mộ

Nhân Hoàng | 22/12/2020, 12:47

Mong muốn xóa tan tiếng đồn robusta (cà phê vối) như loại hạng hai và chỉ thích hợp cho đồ uống hòa tan, ngày càng nhiều nhà sản xuất trên khắp thế giới tung ra những loại hạt được trồng, hái và chế biến với chất lượng cao hơn.

Theo trang Nikkei (Nhật Bản), anh Nguyễn Văn Tới (45 tuổi), chủ sở hữu trang trại Cà phê Tương lai ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam, đã đi đầu trong nỗ lực thúc đẩy chất lượng robusta trên toàn cầu. Cà phê từ trang trại của anh Nguyễn Văn Tới chỉ được làm bằng những hạt cà phê chín nhất được trồng trong điều kiện giám sát nghiêm ngặt và đã nhận được đánh giá cao từ Hiệp hội Cà phê Đặc sản Mỹ.

Hiromasa Okazaki, Chủ tịch của nhà bán lẻ cà phê trực tuyến Namamame Honpo (Nhật) cho biết: “Giờ đây robusta cũng có người hâm mộ ở châu Âu, vốn khó có được chỗ đứng trước đây. Giá bán sỉ của nó đã tăng khoảng 20% ​​so với năm ngoái".

Robusta có thể được trồng ở độ cao thấp hơn và khả năng chống sâu bệnh tốt hơn arabica (cà phê chè) – vốn được sử dụng phổ biến hơn trong cà phê không hòa tan.

Nhờ độ tin cậy tương đối, thị phần của robusta trong sản lượng cà phê toàn cầu đã tăng lên khoảng 40% từ 20% trong 4 thập kỷ qua.

Robusta thơm hơn, thường có giá thấp hơn arabica và chi phí sản xuất rẻ hơn. Ngày càng nhiều người trồng cà phê đang tìm cách thâm nhập vào lĩnh vực robusta để tăng thu nhập.

Masaomi Arakawa, người quản lý tại S. Ishimitsu - nhà phân phối cà phê có trụ sở ở Kobe (Nhật Bản), cho biết: “Ngày càng có nhiều nông dân áp dụng các phương pháp và cách thức trồng trọt cụ thể với loại hạt này để tạo ra hương vị và đặc tính độc đáo của robusta”.

tu-vietnam-den-uganda-ca-phe-voi-bien-gioi-phe-binh-thanh-nguoi-ham-mo.jpg
Nguyễn Văn Tới đã giành được giải thưởng cho robusta được trồng tại trang trại của anh ở Lâm Đồng - ảnh: Namamame Honpo

Tại đồn điền cà phê Kaweri ở Uganda, người ta trồng robusta ở độ cao khoảng 1.200 mét. Cây cà phê trồng ở độ cao cần chăm sóc nhiều hơn, nhưng khoảng nhiệt độ rộng hơn trong ngày sẽ cho hạt cà phê có mùi thơm sâu hơn.

Bạn sẽ có được một vị ngọt nhất định, giống như sô cô la, bên cạnh vị đặc trưng của hạt robusta”, một nhà điều hành ngành cho biết.

Coronavirus làm tăng nhu cầu của công chúng với robusta vì nhiều người ở nhà uống cà phê hòa tan.

"Các nhà sản xuất robusta coi đây là cơ hội để tiếp thị các sản phẩm xa xỉ khác với các loại cà phê đại trà hiện có", nguồn tin thương mại Nhật Bản nói và cho biết thêm cà phê này có thể được bán thẳng hoặc pha trộn.

Robusta từng được người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao và so sánh với hương vị của trà lúa mạch.

Dự kiến ​​sẽ có sự thiếu hụt hạt arabica trong khoảng thời gian 12 tháng kết thúc vào tháng 9.2022, theo ước tính của nhà kinh doanh Marubeni. Điều này phần lớn là do sụt giảm sản lượng tại Brazil, nước sản xuất arabica lớn nhất.

Hơn nữa, biến đổi khí hậu và các yếu tố khác được dự báo sẽ xóa sổ một nửa diện tích đất canh tác arabica vào năm 2050. Trái lại, kỳ vọng tăng cao rằng robusta có thể giữ nguồn cung cà phê ổn định.

Kazuyuki Kajiwara, người đứng đầu bộ phận đồ uống của Marubeni, nói không nên mua robusta ở mức định giá thấp chỉ vì do sự so sánh với arabica.

Kajiwara nói: “Điều cần thiết là phải mua robusta với giá trị hợp lý để các trung tâm sản xuất có thể duy trì bền vững”.

Vượt Brazil, Việt Nam là nước cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật

Hôm 19.9, trang Nikkei đưa tin, Việt Nam trở thành nước cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật Bản trong những tháng gần đây, đang trên đà vượt Brazil lần đầu tiên ở xứ mặt trời mọc trong cả năm.

Theo trang Nikkei, do nhiều người làm việc tại nhà hơn trong đại dịch COVID-19, việc tiêu thụ cà phê hòa tan đang tăng mạnh ở Nhật Bản. Trong khi đó, mức tiêu thụ cà phê pha cà phê đắt tiền đang giảm dần.

Điều đó làm tăng nhu cầu về hạt robusta, loại chủ yếu được sử dụng để làm cà phê hòa tan. Doanh số bán hạt arabica chất lượng cao hơn được các cửa hàng cà phê ưa chuộng đã giảm. Xu hướng này giúp Việt Nam, nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới trở nhà cung cấp cà phê hàng đầu Nhật Bản và đẩy Brazil xuống vị trí thứ hai.

Hầu hết cà phê hạt của Việt Nam là robusta, loại cà phê tương đối dễ trồng, có khả năng kháng sâu, bệnh, giúp bảo đảm vụ mùa ổn định. Xem chi tiết tại đây.

Bài liên quan
Vượt Brazil, Việt Nam là nước cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật: 'Thời khắc lịch sử'
Với sản lượng robusta tăng cao, Việt Nam trở thành nước cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật Bản trong những tháng gần đây, đang trên đà vượt Brazil lần đầu tiên ở xứ mặt trời mọc trong cả năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ Việt Nam đến Uganda, cà phê vối biến giới phê bình thành người hâm mộ