Thời gian qua, Trung Quốc liên tục tăng nhập khẩu mặt hàng sắt thép từ Việt Nam. Có thời điểm lượng mua tăng gấp 18 lần cùng kỳ năm trước.

Có lo ngại khi Trung Quốc liên tục tăng mua sắt thép Việt Nam?

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung | 21/12/2020, 12:15

Thời gian qua, Trung Quốc liên tục tăng nhập khẩu mặt hàng sắt thép từ Việt Nam. Có thời điểm lượng mua tăng gấp 18 lần cùng kỳ năm trước.

Hồi tháng 8 vừa qua, thông tin Trung Quốc bất ngờ tăng nhập khẩu sắt thép từ Việt Nam gấp 19 lần so với cùng kỳ năm trước... đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Đáng chú ý, trong 10 tháng qua, xuất khẩu mặt hàng sắt thép sang thị trường Trung Quốc tăng hơn 12 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,3 tỉ USD.

Được biết đây là lần đầu tiên sau khủng hoảng tài chính 2009, Trung Quốc quay trở lại nhập siêu thép từ Việt Nam. Giới chuyên môn cho biết do sau dịch bệnh COVID-19 nên nhu cầu xây dựng cho hàng loạt cơ sở hạ tầng tại Trung Quốc tăng nên quốc gia này đẩy mạnh tăng mua từ các nước để tích trữ. Tuy nhiên, hoạt động tăng mua lần này sẽ không kéo dài lâu vì chính quyền Bắc Kinh đang nỗ lực hạ nhiệt thị trường bất động sản để tránh tình trạng tăng trưởng quá nóng.

Không chỉ tăng mua ở Việt Nam, Trung Quốc còn tận dụng các nguồn cung từ Ấn Độ, Thái Lan, Úc... để gom lại nên sản lượng nhập khẩu sắt thép của Trung Quốc tại các quốc gia này thời gian qua cũng tăng đột biến.

xk.png
Sản lượng nhập khẩu sắt théo của Trung Quốc tại Việt Nam 10 tháng đầu năm 2020

Minh chứng cho thấy dù thị trường toàn cầu sụt giảm mạnh, thậm chí nhiều thị trường còn suy thoái nhưng sản lượng thép của Trung Quốc vẫn phá vỡ kỷ lục với trên 90 triệu tấn trong quý 3/2020.

Giới chuyên gia lo ngại rằng một khi sản lượng thép nhập khẩu đáp ứng nhu cầu nội địa thì tháp giá rẻ của Trung Quốc sẽ tràn ra ngoài, đặc biệt là tràn sang Việt Nam. Theo đó, sản phẩm thép của Việt Nam thường bị nghi hàng Trung Quốc "đội lốt".

Đặc biệt là khi thương chiến Mỹ - Trung nổ ra, hàng hóa Trung Quốc xuất qua Mỹ gặp lao đao, khiến các doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu sắt thép qua các thị trường khác, trong đó có Việt Nam, khiến hàng loạt doanh nghiệp Việt thuộc nhiều ngành hàng gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng chọn Việt Nam là nơi trung chuyển để "sơ chế" hàng hóa trước khi xuất khẩu sang Mỹ nhằm lẩn tránh thuế.

Hơn nữa, bên cạnh việc tăng mua thì Trung Quốc cũng tăng xuất mặt hàng sắt thép sang Việt Nam. Số liệu báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 10 tháng năm 2020, Việt Nam nhập khẩu hơn 11,2 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá hơn 6,65 tỉ USD.

Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp sắt thép lớn nhất cho Việt Nam với hơn 2,99 triệu tấn, trị giá 1,9 tỉ USD, chiếm tỷ trọng hơn 26,5% trong tổng lượng và chiếm 28,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước. Như vậy, hiện Việt Nam vẫn nhập siêu sắt thép từ Trung Quốc.

Nói về vấn đề trên, đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã xác nhận thời gian gần đây sản lượng thép nhập khẩu từ Việt Nam của Trung Quốc liên tục tăng mạnh, trong đó chủ yếu là phôi thép. Tuy nhiên, đại diện (VSA) cho rằng hiện tượng Trung Quốc tăng mua là tín hiệu tốt ở thời điểm hiện tại để Việt Nam giải quyết hàng tồn kho. Trong khi mức giá xuất sang Trung Quốc cũng rẻ hơn so với mặt bằng chung.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp thép từ các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ... cho biết sẽ theo dõi động thái xuất khẩu thép thời gian tới của Trung Quốc để xem quốc gia này có toan tính gì trong việc gia tăng đột biến nhập khẩu thép từ các nước khác thời gian qua.

Bài liên quan
‘Việt Nam không nên làm sắt thép nữa’
Trước đề xuất xây siêu dự án thép ven biển 10,6 tỷ USD ở Ninh Thuận, GS Nguyễn Mại, nguyên thứ trưởng Bộ Kế hoạch – đầu tư, cho rằng thế giới cơ bản chỉ Trung Quốc còn sản xuất thiết bị thép lò cao, VN không nên làm thép nữa.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có lo ngại khi Trung Quốc liên tục tăng mua sắt thép Việt Nam?