Với sản lượng robusta tăng cao, Việt Nam trở thành nước cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật Bản trong những tháng gần đây, đang trên đà vượt Brazil lần đầu tiên ở xứ mặt trời mọc trong cả năm.

Vượt Brazil, Việt Nam là nước cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật: 'Thời khắc lịch sử'

Phạm Hồng Quân | 19/09/2020, 19:00

Với sản lượng robusta tăng cao, Việt Nam trở thành nước cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật Bản trong những tháng gần đây, đang trên đà vượt Brazil lần đầu tiên ở xứ mặt trời mọc trong cả năm.

Theo trang Nikkei, do nhiều người làm việc tại nhà hơn trong đại dịch COVID-19, việc tiêu thụ cà phê hòa tan đang tăng mạnh ở Nhật Bản. Trong khi đó, mức tiêu thụ cà phê pha cà phê đắt tiền đang giảm dần.

Điều đó làm tăng nhu cầu về hạt robusta (cà phê vối), loại chủ yếu được sử dụng để làm cà phê hòa tan. Doanh số bán hạt arabica (cà phê chè) chất lượng cao hơn được các cửa hàng cà phê ưa chuộng đã giảm. Xu hướng này giúp Việt Nam, nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới trở nhà cung cấp cà phê hàng đầu Nhật Bản và đẩy Brazil xuống vị trí thứ hai.

Hầu hết cà phê hạt của Việt Nam là robusta, loại cà phê tương đối dễ trồng, có khả năng kháng sâu, bệnh, giúp bảo đảm vụ mùa ổn định.

Giá robusta tại London đã tăng lên gần mức cao nhất trong 18 tháng, trong khi giá arabica hầu như giảm. Tại London, hợp đồng tương lai robusta của tháng 9 đang giao dịch quanh mức 1.480 USD/tấn, tăng 9% kể từ đầu năm, sau khi chạm mức 1.554 USD vào đầu tháng 9.

Tại New York, hợp đồng tương lai arabica đang được giao dịch với giá khoảng 1,20 USD/pound, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Do đại dịch COVID-19, gia đình ở Nhật tiêu thụ cà phê nhiều hơn. Trong khi giá của cả cà phê robusta và arabica bắt đầu tăng vào đầu mùa hè khi sự lây lan của COVID-19 chậm lại, hiện chúng đã có sự phân hóa.

Tình trạng khẩn cấp của Nhật Bản được công bố vào tháng 4 khiến các quán cà phê và nhà hàng trên toàn quốc bị đóng cửa, buộc Starbucks Coffee ở nước này phải tạm dừng kinh doanh tại khoảng 1.100 cửa hàng. Việc này đã giáng một đòn mạnh vào nhu cầu tiêu thụ cà phê arabica.

Trong hai loại hạt cà phê phổ biến nhất này, arabica được nhiều người coi là cao cấp về hương thơm, mùi vị và chất lượng tổng thể. Nó được sử dụng bởi hầu hết các quán cà phê và nhà hàng Nhật.

Masaomi Arakawa, người đứng đầu bộ phận kinh doanh cà phê tại S. Ishimitsu & Co thuộc thành phố Kobe (Nhật) cho hay:“Ngay cả sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ, lưu lượng khách hàng tại các quán cà phê và nhà hàng vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, khiến nhu cầu về arabica yếu”.

Ngược lại, nhu cầu về robusta, một loại cà phê rẻ hơn, có vị đắng hơn được sử dụng trong các sản phẩm cà phê hòa tan, tăng mạnh do các quy định hạn chế về COVID-19 khiến mọi người ở nhà.

Theo Ajinomoto AGF, một nhà chế biến thực phẩm, nhu cầu về cà phê hòa tan đã tăng vọt. Công ty cho biết doanh số bán các sản phẩm cà phê hòa tan trong quý 2/2020 tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước đó.

Những thay đổi trong cách tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến việc nhập khẩu hạt cà phê chưa rang của Nhật Bản. Việt Nam là nước bán hạt cà phê chưa rang nhiều nhất cho Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm 2020, theo số liệu thương mại. Tổng cộng 67.392 tấn hạt cà phê chưa rang đã được nhập khẩu từ Việt Nam trong thời gian này, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, nhập khẩu từ Brazil, chủ yếu là hạt arabica, giảm 40% trong kỳ xuống còn 63.850 tấn. Nhập khẩu từ Việt Nam lần đầu tiên vượt trội so với Brazil, nhà cung cấp cà phê số 1 lâu năm.

Shiro Ozawa, cố vấn của nhà kinh doanh cà phê Wataru & Co (có trụ sở tại Tokyo), cho biết Việt Nam đang trên đà vượt Brazil trong cả năm lần đầu tiên và gọi "đây là thời khắc lịch sử".

Sản lượng robusta tăng cao giúp Việt Nam thành nước cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật Bản trong những tháng gần đây

Hạt robusta ít bị sâu bệnh phá hại hơn so với giống arabica. Ngoài khả năng chống chịu tốt hơn cây arabica, cây robusta cũng có thể được trồng ở nơi thấp hơn. Những yếu tố này đã thúc đẩy thị phần của robusta trong sản xuất toàn cầu trong những năm gần đây. Trong 4 thập kỷ qua, thị phần của robusta trong sản xuất toàn cầu đã tăng gấp đôi từ 20% lên 40%, trong khi arabica giảm từ 80% xuống 60%, theo Shiro Ozawa. Tuy nhiên, giá robusta có thể sẽ giảm trong thời gian dài. Sản lượng robusta tăng trưởng đã dẫn đến tình trạng dư thừa hạt cà phê trên thị trường.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2020-2021 được dự báo sẽ tăng 5,5% so với năm trước, lên 176,085 triệu bao (một bao là 60kg). Ngược lại, tiêu thụ dự kiến ​​đạt 166,284 triệu bao, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu dự báo là chính xác, sản lượng cà phê thế giới sẽ vượt mức tiêu thụ trong năm thứ ba liên tiếp.

Kazuyuki Kajiwara, Tổng giám đốc bộ phận đồ uống của công ty kinh doanh Marubeni (Nhật) nói: “Thị trường sẽ dư thừa trong một hoặc hai năm tới. Nếu giá giảm và vẫn ở mức thấp, một số nông dân trồng cà phê sẽ ngừng sản xuất, đặc biệt là những người trồng hạt arabica giá cao”.

Xem thêm:Báo Trung Quốc: ‘Nếu Đài Loan và Mỹ tiếp tục khiêu khích, cuộc chiến sẽ nổ ra’

Trả đũa Mỹ, Trung Quốc ban hành quy tắc về danh sách thực thể không đáng tin cậy

Nhiều ngôi sao rục rịch chuyển nền tảng, đối thủ nào của TikTok ở Mỹ sẽ thắng?

Trung Quốc dọa Mỹ vì cấm TikTok và WeChat, ông Biden nói sẽ xem xét nếu đắc cử

CEO TikTok kêu gọi Facebook, Instagram giúp chống lại lệnh cấm TikTok ở Mỹ

TikTok, WeChat bị Mỹ xóa khỏi kho ứng dụng Apple, Google: Thiếu tính năng, tụt hậu

Ông Biden bác bỏ việc sắp có vắc xin COVID-19, nói người Mỹ đừng tin lời Tổng thống Trump

Ông Trump không muốn ByteDance kiểm soát TikTok, hé lộ Microsoft chưa bỏ cuộc

Ông Trump làm điều chưa từng có nếu chấp nhận thỏa thuận TikTok-Oracle, Trung Quốc lên tiếng

Ông Trump không hài lòng, Quốc hội Mỹ phản đối điều khoản thương vụ TikTok - Oracle

Nhờ văn hóa khẩu trang và 4 yếu tố, Singapore có tỷ lệ chết do COVID-19 thấp nhất thế giới

Trung Quốc tiêm vắc xin COVID-19 cho hàng vạn người, chuyên gia Mỹ nói 'rất có vấn đề'

Hơn 5 triệu ca mắc COVID-19, Ấn Độ mua 100 triệu liều vắc xin từ Nga

Nhân Hoàng
Bài liên quan
Kỳ 107: Hàng quán cà phê trong tiến trình phát triển ngôn ngữ học Praha
Hàng quán cà phê cung ứng không gian tự do sáng tạo, giao thoa ý tưởng, hình thành trường phái Ngôn ngữ học Praha, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của ngôn ngữ học hiện đại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vượt Brazil, Việt Nam là nước cung cấp cà phê lớn nhất cho Nhật: 'Thời khắc lịch sử'