Khi bệnh truyền nhiễm xuất hiện và lây lan trong cộng đồng, biện pháp phòng dịch đầu tiên là cách ly y tế, khoanh vùng dập dịch. Người nào không tuân thủ quy định sẽ bị cưỡng chế cách ly và bị xử phạt từ 5-10 triệu đồng theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 176.

Từ chối, trốn tránh cách ly, tìm người cách ly hộ bị xử lý thế nào?

11/03/2020, 16:09

Khi bệnh truyền nhiễm xuất hiện và lây lan trong cộng đồng, biện pháp phòng dịch đầu tiên là cách ly y tế, khoanh vùng dập dịch. Người nào không tuân thủ quy định sẽ bị cưỡng chế cách ly và bị xử phạt từ 5-10 triệu đồng theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 176.

Người trong diện cách ly mà từ chối việc cách ly sẽ bị cưỡng chế, phạt tiền - Ảnh: Internet

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, cơ quan chức năng yêu cầu kiểm soát chặt việc nhập cảnh và yêu cầu khai báo y tế, đồng thời cách ly những người đã đi qua vùng dịch, ổ dịch, có tiếp xúc gần với người đã đi qua vùng dịch... Tuy nhiên, vẫn có những người không tuân thủ đầy đủ quy định này.

Ví dụ trường hợp bệnh nhân số 17. Cô gái này đi thăm người thân ở Anh từ ngày 16.2 rồi từ Anh sang vùng dịch ở Ý ngày 18.2 để du lịch. Sau đó cô gái về lại Anh và ngày 2.3 trở về Việt Nam. Sau khi có biểu hiện sốt, mệt mỏi, bệnh nhân này đã tới Bệnh viện Hồng Ngọc thăm khám vào ngày 5.3 và được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thì có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Có thể thấy nếu bệnh nhân đã từng tiếp xúc với người mắc bệnh và có biểu hiện của bệnh lý thì bắt buộc phải khai báo y tế và thực hiện thủ tục cách ly theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bệnh nhân này đã không khai báo y tế về việc mình có biểu hiện bệnh lý mệt mỏi, khó thở, ho... và đã từng tiếp xúc với người đang mắc bệnh nên không bị cách ly tập trung.

Chính việc khai báo không trung thực hoặc không khai báo đã khiến người này lọt khỏi vùng kiểm soát và trở về nhà. Lý do là tại thời điểm bệnh nhân này nhập cảnh vào Việt Nam, những khu vực bệnh nhân đi qua chưa bị công bố tình trạng dịch bệnh thì sẽ không thuộc trường hợp bắt buộc phải khai báo y tế.

Hay như với trường hợp của “ông bầu” Vũ Khắc Tiệp, trao đổi với báo chí, bác sĩ Trương Thanh Trung, Trưởng phòng Y tế quận 2, TP.HCM, cho biết Vũ Khắc Tiệp từ Ý về Việt Nam ngày 25.2. Lúc này, Việt Nam chưa có thông báo việc cách ly tập trung đối với các trường hợp về từ vùng dịch ở Ý. Do đó, ông Tiệp thuộc diện cách ly tại nhà.

“Tuy nhiên, khi đoàn kiểm tra lần 1 đến nơi cư trú, ông Tiệp không có ở nhà. Đoàn kiểm tra lần 2 đến, ông Tiệp đang ở một địa điểm khác, sau đó mới trở về căn hộ. Như vậy, người này không tuân thủ quy định cách ly tại nhà”, bác sĩ Trung nói.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn luật sư TP.HCM cho rằng việc tự nguyện khám bệnh, cách ly khi nghi ngờ bản thân mắc COVID-19 là trách nhiệm của mỗi người dân. Trốn viện, không chỉ khiến bản thân rơi vào nguy hiểm mà còn làm lây lan bệnh cho người thân, gia đình và cộng đồng. Nếu một người có hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, sẽ bị phạt cảnh cáo đến 10.000.000 đồng.

Cụ thể, một người không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A như bệnh cúm A/H5N1, bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh… sẽ bị phạt cảnh cáo đến 500.000 đồng.

Nếu che giấu bệnh của mình hoặc người khác, không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp, khi cơ quan chức năng đã công bố có dịch, người bệnh cố tình che giấu bệnh của mình hoặc của người khác, không thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng.

Phạt từ 2-5 triệu đồng nếu từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi bệnh truyền nhiễm xuất hiện và lây lan trong cộng đồng, biện pháp phòng dịch đầu tiên là cách ly y tế, khoanh vùng dập dịch. Người nào không tuân thủ quy định sẽ bị cưỡng chế cách ly và bị xử phạt từ 5-10 triệu đồng theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 176.

Cũng theo ông Hùng, trường hợp có quyết định cách ly nhưng vẫn cố tình cử nhân viên đi cách ly thay thì người đi cách ly hộ bị xử lý Theo Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền 2-5 triệu đồng. Đồng thời người vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.

Nếu người cử người khác đi cách ly thay dương tính với COVID-19 thì sẽ lây lan cho những người tiếp xúc với người này trong thời gian họ trốn tránh việc cách ly, việc trốn cách ly, gây lây bệnh, gây chết người... hành vi này có dấu hiệu của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 BLHS 2015.

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư Hà Nội) cũng cho biết, theo quy định của pháp luật thì nghĩa vụ bắt buộc trong việc khai báo y tế, xử lý y tế được áp dụng với người tiếp xúc với người mắc bệnh dịch; người đi qua vùng dịch hoặc người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Những người nào thuộc trường hợp bắt buộc phải khai báo y tế, xử lý y tế nhưng cố tình không thực hiện thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Ngoài hình thức xử phạt hành chính nêu trên thì người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.

Luật sư Trần Minh Hùng cho biết, hiện tại ở Việt Nam chủ yếu thuyết phục cách ly chứ chưa quyết liệt, tuy nhiên, “qua vụ bệnh nhân 17 thì tôi nghĩ nghĩ cơ quan nhà nước sẽ làm mạnh tay việc này”.

Đề cập đến trường hợp cơ quan chức năng thuyết phục 3 giờ mới đưa được “ông bầu” Vũ Khắc Tiệp đi cách ly, đồng thời trường hợp này cũng phản ứng điều kiện khu cách ly ngột ngạt, luật sư Trần Minh Hùng cho rằng nên có chính sách đối với những người khá giả, những người có nhu cầu cách ly ở khu vực điều kiện sinh hoạt tốt. Theo đó, nếu người nào muốn ở khu tốt hơn thì trả phí cao hơn. Nghe có vẻ không công bằng nhưng điều này phản ánh đúng cuộc sống. Việc này là tự nguyện, cũng giống như vào bệnh viện khu dịch vụ cao vậy.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ chối, trốn tránh cách ly, tìm người cách ly hộ bị xử lý thế nào?